Ngắm thành phố vươn mình qua những công trình thế kỷ XXI

30/01/2025 - 06:30

PNO - Nửa thế kỷ qua, nhiều công trình mới đã ra đời ở thành phố mang tên Bác. Không ít công trình đã trở thành biểu tượng mới của thành phố.

Nửa thế kỷ qua, nhiều công trình mới đã ra đời ở thành phố mang tên Bác góp phần tạo nên một diện mạo đô thị hiện đại, phát triển và chăm lo toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Không ít công trình đã trở thành biểu tượng mới của thành phố.

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và những công trình kiến trúc ấn tượng, khu đô thị mới Thủ Thiêm đã tạo nên một diện mạo mới về hạ tầng của TPHCM. Các cây cầu như Thủ Thiêm 1, Ba Son kết nối khu vực này với các quận Bình Thạnh, quận 1, giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Ngoài ra, hạ tầng giao thông nội khu cũng được nâng cấp với những tuyến đường rộng rãi. Các khu công viên, quảng trường được đầu tư, cải tạo, mang đến không gian sống trong lành và gần gũi với thiên nhiên.
Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và những công trình kiến trúc ấn tượng, khu đô thị mới Thủ Thiêm đã tạo nên một diện mạo mới về hạ tầng của TPHCM. Các cây cầu như Thủ Thiêm 1, Ba Son kết nối khu vực này với các quận Bình Thạnh, quận 1, giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Ngoài ra, hạ tầng giao thông nội khu cũng được nâng cấp với những tuyến đường rộng rãi. Các khu công viên, quảng trường được đầu tư, cải tạo, mang đến không gian sống trong lành và gần gũi với thiên nhiên.

TPHCM về đêm nhìn từ trên cao. Tòa nhà Landmark 81 sừng sững, sáng rực giữa bầu trời đêm như một biểu tượng của thành phố hiện đại, phát triển. TPHCM về đêm trông như một bức tranh sôi động, đầy màu sắc. Những con phố nhộn nhịp, hàng quán san sát nhau tạo nên không khí huyên náo của một “thành phố không ngủ”.
TPHCM về đêm nhìn từ trên cao. Tòa nhà Landmark 81 sừng sững, sáng rực giữa bầu trời đêm như một biểu tượng của thành phố hiện đại, phát triển. TPHCM về đêm trông như một bức tranh sôi động, đầy màu sắc. Những con phố nhộn nhịp, hàng quán san sát nhau tạo nên không khí huyên náo của một “thành phố không ngủ”.

Cầu Ba Son nối quận 1 với TP Thủ Đức là một trong những công trình quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông và hạ tầng tại TPHCM. Cầu có chiều dài hơn 1.400m, 6 làn xe với thiết kế dây văng hiện đại, trong đó trụ tháp chính được xem là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố sang khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ khi khánh thành vào năm 2022, cây cầu này đã nhanh chóng thể hiện được vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực.  Cầu Ba Son đã giúp rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển, đồng thời giảm bớt lượng phương tiện di chuyển qua hầm Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 1. Ngoài ra, cây cầu cũng chia sẻ bớt áp lực giao thông trên các tuyến đường huyết mạch ở quận 1 như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh… vào giờ cao điểm. Hiện nay, cầu Ba Son đã trở thành biểu tượng mới của thành phố, thu hút đông đảo người dân, khách du lịch đến chụp ảnh lưu niệm. l
Cầu Ba Son nối quận 1 với TP Thủ Đức là một trong những công trình quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông và hạ tầng tại TPHCM. Cầu có chiều dài hơn 1.400m, 6 làn xe với thiết kế dây văng hiện đại, trong đó trụ tháp chính được xem là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố sang khu đô thị mới Thủ Thiêm. Từ khi khánh thành vào năm 2022, cây cầu này đã nhanh chóng thể hiện được vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực. Cầu Ba Son đã giúp rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển, đồng thời giảm bớt lượng phương tiện di chuyển qua hầm Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 1. Ngoài ra, cây cầu cũng chia sẻ bớt áp lực giao thông trên các tuyến đường huyết mạch ở quận 1 như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh… vào giờ cao điểm. Hiện nay, cầu Ba Son đã trở thành biểu tượng mới của thành phố, thu hút đông đảo người dân, khách du lịch đến chụp ảnh lưu niệm. l

Vài năm gần đây, khu vực cột cờ Thủ Ngữ và công viên bến Bạch Đằng (đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thành phố. Trước đó, dù ở vị trí đẹp, trong suốt nhiều năm, khu vực này gần như là một bờ sông bị lãng quên. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cải tạo và nâng cấp vào đầu năm 2022, nơi đây đã trở thành một không gian công cộng hấp dẫn. Hiện nay, công viên bến Bạch Đằng không chỉ là nơi để người dân tập thể dục, vui chơi, giao lưu, kết nối, mà còn là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện. Đứng ở đây, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trên cột cờ Thủ Ngữ như nhắc nhớ mọi người về lịch sử của một thành phố anh hùng.
Vài năm gần đây, khu vực cột cờ Thủ Ngữ và công viên bến Bạch Đằng (đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thành phố. Trước đó, dù ở vị trí đẹp, trong suốt nhiều năm, khu vực này gần như là một bờ sông bị lãng quên. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành cải tạo và nâng cấp vào đầu năm 2022, nơi đây đã trở thành một không gian công cộng hấp dẫn. Hiện nay, công viên bến Bạch Đằng không chỉ là nơi để người dân tập thể dục, vui chơi, giao lưu, kết nối, mà còn là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện. Đứng ở đây, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trên cột cờ Thủ Ngữ như nhắc nhớ mọi người về lịch sử của một thành phố anh hùng.

Đại lộ Phạm Văn Đồng - bắt đầu từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) đến ngã tư Linh Xuân (TP Thủ Đức) - được thông xe toàn tuyến vào năm 2015 với 12 làn xe, đảm bảo sự thông thoáng và an toàn. Đây được xem là tuyến nội đô đẹp nhất TPHCM với vốn đầu tư 340 triệu USD, kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1K, tạo ra hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.  Tuyến đường này hoàn thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ đông bắc vào trung tâm, giảm tải áp lực giao thông lên các tuyến đường khác như Võ Nguyên Giáp, góp phần vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
Đại lộ Phạm Văn Đồng - bắt đầu từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp) đến ngã tư Linh Xuân (TP Thủ Đức) - được thông xe toàn tuyến vào năm 2015 với 12 làn xe, đảm bảo sự thông thoáng và an toàn. Đây được xem là tuyến nội đô đẹp nhất TPHCM với vốn đầu tư 340 triệu USD, kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1K, tạo ra hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, TP Thủ Đức và tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Tuyến đường này hoàn thành giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ đông bắc vào trung tâm, giảm tải áp lực giao thông lên các tuyến đường khác như Võ Nguyên Giáp, góp phần vào sự phát triển kinh tế của khu vực.

Tháng 12/2024, tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM (metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào vận hành thương mại, mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho người dân thành phố. Sau 12 năm khởi công, giấc mơ được di chuyển bằng một phương tiện giao thông công cộng hiện đại của người dân TPHCM đã trở thành hiện thực. Tuyến metro số 1 không đơn thuần là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và chăm lo toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hình ảnh những đoàn tàu metro hiện đại, vận hành liên tục từ ga Bến Thành đến ga Suối Tiên và ngược lại đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển giao thông ở thành phố.  Tàu có vận tốc thiết kế 80 - 110km/h, tổng chiều dài toàn tuyến 19,7km, hành trình từ ga Bến Thành đến ga Suối Tiên chỉ khoảng 30 phút (đã bao gồm thời gian dừng tại ga). Bên cạnh đó, vì mỗi đoàn tàu có sức chứa lên đến khoảng 900 khách, tần suất 8-12 phút/chuyến nên metro số 1 được dự báo sẽ nhanh chóng trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong việc di chuyển của nhiều người dân.
Tháng 12/2024, tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM (metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào vận hành thương mại, mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho người dân thành phố. Sau 12 năm khởi công, giấc mơ được di chuyển bằng một phương tiện giao thông công cộng hiện đại của người dân TPHCM đã trở thành hiện thực. Tuyến metro số 1 không đơn thuần là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và chăm lo toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hình ảnh những đoàn tàu metro hiện đại, vận hành liên tục từ ga Bến Thành đến ga Suối Tiên và ngược lại đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển giao thông ở thành phố. Tàu có vận tốc thiết kế 80 - 110km/h, tổng chiều dài toàn tuyến 19,7km, hành trình từ ga Bến Thành đến ga Suối Tiên chỉ khoảng 30 phút (đã bao gồm thời gian dừng tại ga). Bên cạnh đó, vì mỗi đoàn tàu có sức chứa lên đến khoảng 900 khách, tần suất 8-12 phút/chuyến nên metro số 1 được dự báo sẽ nhanh chóng trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong việc di chuyển của nhiều người dân.

Nút giao thông ngã ba Cát Lái (TP Thủ Đức, TPHCM) nằm ở điểm cuối của đại lộ Mai Chí Thọ kết nối với đường Võ Nguyên Giáp, được xem là nút giao quan trọng bậc nhất ở cửa ngõ phía đông thành phố. Công trình giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông khi tạo điều kiện cho xe đầu kéo, xe tải hạng nặng di chuyển thuận lợi, nhanh chóng.  Cầu vượt ở nút giao thông được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010. Công trình với 2 cầu từ cảng Cát Lái (Nguyễn Thị Định và đại lộ Mai Chí Thọ), dự án khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc rẽ trái về trung tâm thành phố. 1 cầu hướng từ đường Võ Nguyên Giáp (từ cầu Rạch Chiếc đi Bình Thạnh) rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và những nhánh đường phía dưới.
Nút giao thông ngã ba Cát Lái (TP Thủ Đức, TPHCM) nằm ở điểm cuối của đại lộ Mai Chí Thọ kết nối với đường Võ Nguyên Giáp, được xem là nút giao quan trọng bậc nhất ở cửa ngõ phía đông thành phố. Công trình giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông khi tạo điều kiện cho xe đầu kéo, xe tải hạng nặng di chuyển thuận lợi, nhanh chóng. Cầu vượt ở nút giao thông được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010. Công trình với 2 cầu từ cảng Cát Lái (Nguyễn Thị Định và đại lộ Mai Chí Thọ), dự án khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc rẽ trái về trung tâm thành phố. 1 cầu hướng từ đường Võ Nguyên Giáp (từ cầu Rạch Chiếc đi Bình Thạnh) rẽ trái về cảng Cát Lái, hầm Thủ Thiêm và những nhánh đường phía dưới.

Vũ Quyền - Nguyễn Quang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI