Lời xin lỗi của cô giáo tôi

20/11/2014 - 07:45

PNO - PNO - Cô cúi xuống, hai tay ân cần đỡ tôi dậy, cô nói rất nhẹ "cô xin lỗi" rồi quay đi lau nước mắt. Lời xin lỗi của cô đã theo tôi suốt mười ba năm qua, đã dạy tôi phải dẹp bỏ cái tôi trong mình mỗi khi hành xử...

edf40wrjww2tblPage:Content

Lòi xin lõi cua co giao toi

Ảnh minh họa: Cô giáo Đinh Thị Thiết, người Ca Dong, sinh năm 1983, hiện là giáo viên Trường tiểu học Sơn Liên, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã lần lượt nuôi 7 em học sinh nghèo ăn học bằng đồng lương giáo viên ít ỏi của mình - Ảnh: Minh Phú.

Đó là câu chuyện cách đây mười ba năm khi tôi đang học lớp tám ở một trường trung học cơ sở tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Trường tôi ngày đó nổi tiếng "khó nhất thành phố", học sinh phải thi đua chăm ngoan học giỏi, đồng phục phải chỉnh tề và đi học phải thật đúng giờ.

Bất kỳ tiết học đầu tiên nào, dù là của giáo viên chủ nhiệm hay thầy cô bộ môn, khi giáo viên đã đứng trên lớp, bạn nào lẽo đẽo theo vào sẽ bị "ăn roi" hoặc cán bộ lớp sẽ ghi tên vào sổ sinh hoạt cuối tuần, đến cuối tuần sẽ bị phạt sau.

Đó là nội quy của lớp và hầu như bạn nào cũng ý thức được điều đó, còn tôi thì... thường xuyên đi trễ.

Hôm ấy là tiết sinh học của cô, cô là giáo viên bộ môn, cũng nổi tiếng là khó nhất trường. Tôi đã hai lần bị cô phạt vì tội đi trễ, hai lần trước đều bị bắt cúi trên bục giảng và mỗi lần bị đánh ba roi, rồi cô cho về chỗ với lời nhắc "mai mốt cố gắng đi học đúng giờ".

Lần này thì, tôi lại trễ 5 phút, cũng như hai lần trước, tôi lại bị... ăn roi. Hôm đó do không kiềm nén được uất ức, tôi khóc, khóc rất nhiều. Cô hỏi: “Tại sao khóc? Nếu như em đi học đúng giờ thì sẽ không bị phạt”. “Thưa cô, sáng em phải làm hết tất cả các công việc được giao, em mới đến trường, nhưng em đã cố gắng lắm rồi”. “Em có biết là em làm ảnh hưởng đến cả lớp không? Khó khăn là khó khăn chung, tại sao các bạn cố gắng khắc phục được, còn em lại không”?

Cô dừng lại khoảng vài giây, rồi hỏi lớn trước lớp: “Trong tất cả các bạn, bạn nào biết rõ về hoàn cảnh của bạn này, cho cô biết được không”? Ở cuối lớp, có một bạn rụt rè đứng dậy. Đó là cô bạn thân ở gần nhà tôi. “Thưa cô, bạn ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện tại bạn ấy đang ở nhờ tiệm bán sữa đậu nành để đi học”. Cô vội bỏ cây roi xuống, tôi thấy mắt cô có nước. Cô cúi xuống, hai tay ân cần đỡ tôi dậy, cô nói rất nhẹ "cô xin lỗi" rồi quay đi lau nước mắt.

Lời xin lỗi của cô đã theo tôi suốt mười ba năm qua, đã dạy tôi phải dẹp bỏ cái tôi trong mình mỗi khi hành xử sai với mọi người.

* Xem toàn bộ bài viết trong diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” tại đây.

Tôi biết, mình còn khá non nớt khi đang bước đi trong cuộc sống, trên đường đời quá nhiều lo toan này. Vẫn còn nhiều khó khăn phía trước để hoàn thiện chính mình.

Tôi không khỏi bùi ngùi khi thi thoảng lại đọc được những dòng trăn trở của các vị phụ huynh, thậm chí có cả những em học sinh trên báo chí. Ước gì, mỗi một câu chuyện, mỗi một tâm tư ở tuổi được xem là "trang giấy trắng" sẽ là những câu chuyện màu hồng! Để trong trang giấy ấy được viết lên những bài viết thấm đậm tình thầy trò.

Điều ước của tôi cũng là điều mong mỏi của những người mẹ người cha, rằng sự nghiệp trồng người luôn cần những cái tâm trong sáng, ân cần như cô giáo của tôi năm ấy!

HIỀN PHẠM (phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM)

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn.

Kính mời các bạn gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI