Kinh nghiệm khống chế "Thủy Tinh" trên thế giới

18/09/2015 - 13:57

PNO - Mật độ mưa lũ ngày càng dày đặc, hình ảnh người châu Á chèo thuyền, bơi phao giữa phố đã không còn lạ lẫm.

Kinh nghiem khong che
Hình ảnh chèo thuyền, bơi phao giữa phố không còn lại lẫm

Một thập kỷ qua, biến đổi khí hậu được nhắc nhiều trên truyền thông, người dân khắp nơi trên thế giới tiếp tục gánh chịu nỗi kinh hoàng từ thiên nhiên. Trong đó, mưa lũ ngày càng diễn biến khó lường khiến nhiều đô thị hiện đại vẫn có lúc phải ngập chìm trong biển nước.

Mật độ mưa lũ ngày càng dày đặc, hình ảnh người châu Á chèo thuyền, bơi phao giữa phố đã không còn lạ lẫm. Mùa mưa lũ ở Ấn Độ kéo dài từ tháng Sáu đến tháng Chín luôn để lại những kỷ lục không mong đợi.

Trung tuần tháng Sáu, trận lũ lớn nhất trong 90 năm qua ở bang Gujarat làm hơn 80 người chết, 10.000 người phải sơ tán.

Đầu tháng Tám, thời tiết xấu gây tai nạn đường sắt nghiêm trọng tại bang Madhya Pradesh khiến gần 30 người chết, hàng trăm người bị thương. Tính đến cuối tháng Tám, gần 200 người đã thiệt mạng trong mùa mưa năm nay ở Ấn Độ.

Tại Pakistan, lũ lụt làm 118 người chết, ảnh hưởng đến hơn 800.000 người và 3.000 căn nhà bị hư hại. Địa phương bị thiệt hại nặng nhất là tỉnh Khyber Pakhtunkhwa với 59 người chết.

Tại Myanmar, đã có 69 người chết trong lũ lụt và hơn 260.000 người sơ tán. Bang Rakhine bị thiệt hại nặng nhất với 41 người chết. Hàng chục ngàn người ở miền Tây Myanmar đang bị chia cắt trong khi lũ thuộc lưu vực Irrawaddy vẫn dâng cao.

Cũng trong tháng Tám, mưa ở Trung Quốc gây ngập 11 thành phố, hơn một triệu người bị ảnh hưởng, chính quyền phải sơ tán 53.000 người đến nơi an toàn.

Theo một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Biến đổi khí hậu tự nhiên của Anh công bố cách đây vài tháng, tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh, không kiểm soát được sẽ tăng nguy cơ lũ lụt đối với 42% diện tích bề mặt trái đất từ đây đến cuối thế kỷ XXI.

Châu Á và châu Phi là hai châu lục phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhất. Trong khi đó, Học viện Đổi mới kỹ thuật của Đại học Tokyo (Nhật Bản) dự đoán, tới lúc đó, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 3,50 C, khiến số người bị ảnh hưởng từ lũ lụt tăng lên 80 triệu, gấp 16 lần mức hiện nay. Những trận đại hồng thủy sẽ xảy ra thường xuyên và có thể không theo bất cứ chu kỳ nào.

Dù không là “điểm nóng” thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lũ nhưng một số nước như Hoa Kỳ cũng bắt đầu thấm thía họa do "Thủy Tinh" gây ra.

Giữa tháng Năm qua, ít nhất hai người thiệt mạng, ba người khác bị thương trong trận lũ ở bang Texas và Oklahoma. Hàng ngàn hộ gia đình phải di tản đến nơi an toàn. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trên diện rộng, không loại trừ bất cứ khu vực nào.

Trước mối họa sát thân như vậy, con người đã làm gì để khắc phục những lỗ hổng thiên nhiên và tác hại do chính tay mình góp phần tạo ra bằng lối sống thiếu cẩn trọng, hủy hoại môi trường?

Kinh nghiem khong che
Hệ thống máy tạo sóng lớn nhất thế giới do Hà Lan sản xuất - Ảnh: Wikipedia

Hà Lan, quốc gia có hơn  diện tích lãnh thổ nằm dưới mặt nước biển có nhiều kinh nghiệm chống lũ lụt cho nhiều nước học hỏi. Nước này xây dựng một hệ thống đê đập, kênh mương chằng chịt từ những ngày sơ khai, đến nay liên tục được gia cố thêm bằng những sáng kiến hay. Chân đê được đắp thêm đá hoặc bê tông để giảm lực tác động của sóng.

Ngoài ra, người ta còn trồng cỏ bên trên, giúp chống xói mòn. Người Hà Lan còn tạo ra những đập nước di động để tăng hiệu quả ngăn lũ nhưng vẫn đảm bảo giao thương đường thủy, tránh tình trạng tắc nghẽn.

Theo quy định của nước này, đập sẽ đóng hoàn toàn khi mực nước biển dâng cao hơn 3m so với mức thông thường. Với công nghệ hiện đại, hệ thống ngăn lũ mà Hà Lan đang sử dụng là một trong những hệ thống ngăn lũ lớn nhất thế giới, bảo vệ được cả khu vực rộng lớn ở Tây Nam Hà Lan.

Mới đây, Hà Lan công bố việc chế tạo ra làn sóng nhân tạo lớn nhất thế giới với độ cao lên đến 5m, nhằm kiểm tra khả năng các hệ thống chống lũ, như đê điều, đụn cát, đập để xác định các hệ thống này có thể chống chịu tốt tác động của lực nước lớn hay không. Chủ động ứng phó với lũ lụt là một trong những cách hiệu quả mà Hà Lan thực hiện.

Kinh nghiem khong che
Hệ thống thoát nước khổng lồ ở Nhật Bản - Ảnh: Japna Bash

Nhật Bản, quốc gia có 4/5 diện tích là núi cũng có nhiều kinh nghiệm trị thủy đáng học hỏi. Nước này có rất ít đồng bằng rộng lớn, tất cả khu dân cư, canh tác, sản xuất đều nằm sát chân núi, hoặc ngay đường thoát của nước mưa từ thượng nguồn đổ về.

Tại vùng lòng chảo, người ta thường đào những con kênh sát chân núi để gom nước mưa từ trên các triền đồi đổ xuống, dẫn ra các con sông tiêu thoát, không cho chảy tràn tự do tới khu dân cư hay nơi canh tác.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI