Kể chuyện sau ngày thống nhất

19/05/2025 - 22:03

PNO - Chiều 19/5, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM khai mạc trưng bày chuyên đề “Kể chuyện sau ngày thống nhất”. Đây là hoạt động chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề giới thiệu 105 tác phẩm gồm tranh, tượng, ký họa trích từ sưu tập của bảo tàng và từ sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc thuộc CLB Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Nghi thức cắt băng khai mạc chuyên đề trưng bày.
Nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề

Các tác phẩm trưng bày được chia làm 4 chủ đề. Chủ đề “Ký họa chiến trường”, “Hồi ức bão lửa”, “Những khoảng lặng” giới thiệu các tác phẩm thuộc sưu tập của bảo tàng như: Truy kích (Trang Phượng), Trạm giao liên (Nguyễn Văn Đệ), Xuống đường (Phạm Đỗ Đồng)…

Chủ đề “Góc nhìn hôm nay” là sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc thuộc CLB Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Tác phẩm ký họa chiến trường của họa sĩ Phan Oánh.
Tác phẩm ký họa chiến trường của họa sĩ Phan Oánh
Ký họa chiến trường của họa sĩ Trang Phượng
Ký họa chiến trường của họa sĩ Trang Phượng

Theo ông Trần Minh Công - Phó giám đốc phụ trách Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM - sự kết hợp giữa tác phẩm thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM và sáng tác của các nghệ sĩ đi qua thời chiến làm nên sự đặc biệt cho chuyên đề trưng bày. Từ đó tạo dòng chảy ký ức liền mạch, gợi mở không gian suy tưởng về một thời khói lửa và những hồi ức còn vang vọng.

Các ký họa chiến trường khơi gợi nhiều cảm xúc nơi người xem.
Các ký họa chiến trường khơi gợi nhiều cảm xúc nơi người xem

Trưng bày lần này không chỉ gợi nhắc về chặng đường lịch sử đặc biệt, mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau chiêm nghiệm và trân trọng giá trị của hòa bình, lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Các họa sĩ, nhà điêu khắc của Phòng
Các họa sĩ, nhà điêu khắc của Phòng Hội họa Giải phóng chia sẻ về một thời vừa cầm bút vẽ vừa cầm súng

Tại triển lãm, các họa sĩ, nhà điêu khắc phòng Hội họa Giải phóng (B11) đã chia sẻ nhiều câu chuyện cảm động về một thời người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ, về giá trị “vô giá” của những ký họa chiến trường để lại cũng như mong muốn thế hệ trẻ nối tiếp, phát huy truyền thống nền mỹ thuật gắn bó với vận mệnh dân tộc.

Chuyên đề “Kể chuyện sau ngày thống nhất” được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (quận 1) đến hết ngày 8/6.

* Một số tác phẩm được giới thiệu tại chuyên đề trưng bày:

Tác phẩm Tây Nguyên kháng chiến (lụa, 1972) - họa sĩ Trần Hoàng Sơn.
Tác phẩm Tây Nguyên kháng chiến (lụa, 1972) - họa sĩ Trần Hoàng Sơn
Chuẩn bị xuất kích (1974) - Thái Hà.
Chuẩn bị xuất kích (sơn khắc, 1974) - Thái Hà
Trên đường chiến dịch tháng 4/1975 (màu nước, 1975) - Nguyễn Thanh Châu.
Trên đường chiến dịch tháng 4/1975 (màu nước, 1975) - Nguyễn Thanh Châu
Mừng chiến thắng (sơn dầu, 1976) - Xu Man.
Mừng chiến thắng (sơn dầu, 1976) - Xu Man
Kể chuyện sau ngày giải phóng (sơn dầu, 1976) - Nguyễn Siên,
Kể chuyện sau ngày giải phóng (sơn dầu, 1976) - Nguyễn Siên
Mũi tấn công phía Nam Sài Gòn (
Mũi tấn công phía Nam Sài Gòn (sơn dầu, 1977) - Trang Phượng
Truy kích (sơn dầu, 2005) - Trang Phượng.
Truy kích (sơn dầu, 2005) - Trang Phượng
Nghỉ ngơi giữa rừng Trường Sơn (
Nghỉ ngơi giữa rừng Trường Sơn (sơn dầu, 2025) - Nguyễn Thị Hồng Xuân
Sen (sơn dầu, 2015) - Phan Hữu Thiện.
Sen (sơn dầu, 2015) - Phan Hữu Thiện
Tiến về Sài Gòn (1983) - Quách Phong.
Tiến về Sài Gòn (sơn mài, 1983) - Quách Phong
Chị Năm Hồng - Phạm Đỗ Đồng.
Chị Năm Hồng (sơn dầu, 2001) - Phạm Đỗ Đồng
Quá khứ và tương lai (sơn dầu) - Lê Công Uẩn.
Quá khứ và tương lai (sơn dầu) - Lê Công Uẩn
Chủ quyền (sơn mài, 2025) - Trần Xuân Hòa
Chủ quyền (sơn mài, 2025) - Trần Xuân Hòa
Tượng Khát vọng hòa bình - Nguyễn Quốc Thắng
Tượng Khát vọng hòa bình - Nguyễn Quốc Thắng

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI