Hai nhân viên y tế Liberia xuất viện sau khi điều trị Ebola

31/08/2014 - 07:21

PNO - PNO – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, ngày 30/8 hai nhân viên y tế Liberia là bệnh nhân Ebola – bác sĩ Senga Omeonga và trợ lý bác sĩ Kynda Kobbah – đã bình phục và được xuất viện.

edf40wrjww2tblPage:Content

Hai nhan vien y te Liberia xuat vien sau khi dieu tri Ebola

Hai nhan vien y te Liberia xuat vien sau khi dieu tri Ebola

Nhân viên y tế xử lý thi thể các nạn nhân Ebola ở Liberia - Ảnh: CNN/Getty Images

Cả hai bệnh nhân này đều đã được dùng thuốc thử nghiệm ZMapp được cho là đã cứu sống hai người Mỹ nhiễm bệnh Ebola. Các quan chức WHO cho biết, điều trị sớm là chìa khóa cho sự bình phục của hai nhân viên y tế Liberia.

Bác sĩ Senga Omeonga, bệnh nhân nhiễm virus Ebola vừa được xuất viện cho biết: “Tôi cảm thấy khá ổn định từ trước khi dùng ZMapp. Cho nên không thể nói được rằng tôi được như thế này bao nhiêu phần là do ZMapp, bao nhiêu phần là do thể trạng sức khỏe của mình. Mặc dù tôi vẫn nghĩ việc dùng ZMapp là điều cần thiết”. Trong khi đó, trợ lý bác sĩ Kyndy Kobbah, bệnh nhân Ebola xuất viện lần này nói: “Tôi cho rằng việc tới khám chữa sớm tại các cơ sở y tế là yếu tố then chốt cho khả năng phục hồi. Bạn hãy tới ngay cơ sở ý tế khi cảm nhận những dấu hiệu của bệnh Ebola”.

Cả bác sĩ Omeonga và nữ trợ lý Kynda Kobbah đều cho biết họ sẽ sớm trở lại làm việc. WHO nói rằng hai nhân viên y tế này đã được gặp Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf sau khi được xuất viện. Tuy nhiên, người thứ ba nhiễm Ebola và được điều trị với ZMapp đã chết Chủ nhật tuần trước.

Virus tử thần Ebola đến nay đã lan rộng đến năm quốc gia Tây Phi - Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria và Senegal. Senegal mới xác nhận trường hợp Ebola đầu tiên của nước này hôm 29/8, một tuần sau khi đóng cửa biên giới với Guinea.

Theo WHO, Ebola đã gây ra 1.552 trường hợp tử vong trong số 3.069 người nhiễm virus nguy hiểm này ở Tây Phi, trong đó 40% ca nhiễm bệnh xảy ra trong vòng ba tuần qua.

Ngày 30/8, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh dị ứng và truyền nhiễm quốc gia (NIAID) cho biết, sau khi được Cục Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét nhanh, các nhà nghiên cứu đã được bật đèn xanh để thử nghiệm vắc-xin Ebola trên người.

Vắc-xin thử nghiệm, được phát triển bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline và NIAID, lần đầu tiên sẽ được thử nghiệm trên ba người tình nguyện khỏe mạnh để xem họ có bị tác dụng phụ nào không. Nếu được xem là an toàn, vắc-xin sẽ được dùng cho một nhóm tình nguyện viên khác, từ 18 đến 50 tuổi, để xem thuốc có tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh với virus hay không.

THANH HIỀN (Theo CNN, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI