Gốm Sài Gòn trăm năm tuổi

11/08/2023 - 18:42

PNO - Trong triển lãm Gốm Sài Gòn và vùng lân cận - nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ, có những hiện vật xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX.

 

Triển lãm vừa được khai mạc, mở cửa đón khách tham quan tại Bảo tàng TPHCM (quận 1, TPHCM) nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập đơn vị này. Trong đó, bức tượng ông Nhật, xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, với men nhiều màu, là tác phẩm 'lớn tuổi' nhất trong triển lãm này.
Triển lãm vừa được khai mạc, mở cửa đón khách tham quan tại Bảo tàng TPHCM (quận 1) nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập đơn vị này. Trong đó, bức tượng ông Nhật, xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, với men nhiều màu, là một trong những tác phẩm xưa cũ nhất triển lãm này.
Quần thể tượng gốm đặt ở trung tâm triển lãm gây ấn tượng bởi kích thước lớn, sự kỳ công để tạo ra từng tác phẩm.
Quần thể tượng gốm thuộc dòng gốm Sài Gòn đặt ở trung tâm triển lãm, gây ấn tượng bởi kích thước lớn và sự kỳ công. Gốm Sài Gòn ra đời và phát triển từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Địa danh Lò Gốm đã được ghi nhận trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1772) và trên bản đồ của Trần Văn Học (1815). 

 

Nét đặc trưng của Gốm Sài Gòn so với các vùng lân cận là sự phát triển của dòng gốm trang trí, kiến trúc, tín ngưỡng nhằm phản ánh đời sống người Việt, người Hoa ở vùng Chợ Lớn nói riêng, nam bộ nói chung. Trong ảnh là
Nét đặc trưng của Gốm Sài Gòn là sự phát triển của dòng gốm trang trí, kiến trúc, tín ngưỡng nhằm phản ánh đời sống người Việt, người Hoa ở vùng Chợ Lớn nói riêng, Nam bộ nói chung. 
Bộ  tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đây là các tượng dùng để thờ. Các tượng cho thấy trình độ tạo tác cầu kỳ, tinh xảo của nghệ nhân.
Bộ tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đây là các tượng dùng để thờ, cho thấy trình độ tạo tác cầu kỳ, tinh xảo của nghệ nhân.
Đôn (vật dụng làm bằng sành sứ để ngồi, hoặc đặt chậu cây trang trí) được giới thiệu với rất nhiều hình dáng, kiểu trang trí, từ đơn giản đến phức tạp.
Đôn (vật dụng làm bằng sành sứ để ngồi, hoặc đặt chậu cây trang trí) được giới thiệu với rất nhiều hình dáng, hoa văn từ đơn giản đến phức tạp.
Nhiều vật dụng sử dụng thường ngày
Nhiều vật dụng sử dụng thường ngày cũng được trang trí cầu kỳ, màu sắc bắt mắt. Đến đầu thế kỷ XX, ký danh trên sản phẩm gốm Sài Gòn như: Đồng Hòa Diêu, Bửu Nguyên Diêu, Nam Hưng Xương Điếm Tố, Lương Mỹ Ngọc Điếm Tố... như một bảo chứng về chất lượng sản phẩm gốm cao cấp, sử dụng trong sinh hoạt hoặc trang trí kiến trúc. 
Đầu thế kỷ XIX, nhiều sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, châu Âu được nhập vào Việt Nam. Các thương nhân Pháp và Việt Nam mang đồ gốm sản xuất tại Pháp về Việt Nam để tuyên truyền nền văn hoá Pháp. Các sản phẩm này chủ yếu là đồ gia dụng, trên mỗi sản phẩm đều có ghi thương hiệu của nhà sản xuất. Đơn vị phân phối của chúng là công ty Pháp có trụ sở tại Sài Gòn nên gọi là gốm Pháp - Sài Gòn đặt hàng.
Đầu thế kỷ XIX, nhiều sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, châu Âu du nhập vào Việt Nam. Các thương nhân Pháp và Việt Nam mang đồ gốm sản xuất tại Pháp về Việt Nam để tuyên truyền nền văn hóa Pháp. Các sản phẩm này chủ yếu là đồ gia dụng, trên mỗi sản phẩm đều có ghi thương hiệu của nhà sản xuất. Đơn vị phân phối của chúng là công ty Pháp có trụ sở tại Sài Gòn nên gọi là gốm Pháp - Sài Gòn đặt hàng.
Gốm Lái Thiêu là một trong những thương hiệu gốm nổi tiếng bậc nhất nam bộ. Trong ảnh là
Gốm Lái Thiêu là một trong những thương hiệu gốm nổi tiếng bậc nhất Nam bộ. Trong ảnh là những chiếc dĩa đặc trưng của dòng gốm này, với họa tiết trang trí dân dã, mộc mạc. Dòng gốm này ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX. 
Gốm Lái Thiêu là sự tổng hòa của 3 dòng gốm Nam Trung Hoa: Quảng Đông (chuyên sản xuất tượng trang trí, chậu, đôn với các loại men nhiều màu), Phúc Kiến (thường sử dụng men màu đen, vàng da lươn với các sản phẩm chủ yếu là khạp, lu, hũ...), Triều Châu (nổi tiếng với các loại đồ gia dụng, men nhiều màu và men xanh trắng). Nét vẽ trên gốm Lái Thiêu sinh động, gần gũi đời sống người dân nam bộ.
Gốm Lái Thiêu là sự tổng hòa của 3 dòng gốm Nam Trung Hoa: Quảng Đông (chuyên sản xuất tượng trang trí, chậu, đôn với các loại men nhiều màu), Phúc Kiến (thường sử dụng men màu đen, vàng da lươn với các sản phẩm chủ yếu là khạp, lu, hũ...), Triều Châu (nổi tiếng với các loại đồ gia dụng, men nhiều màu và men xanh trắng). Nét vẽ trên gốm Lái Thiêu sinh động, gần gũi đời sống người dân Nam bộ. Những năm đầu thế kỷ XX là thời gian nghề gốm Lái Thiêu phát triển cực thịnh, bán khắp cả nước. Vĩnh Phát, Đào Xương, Kiến Xuân, Quảng Thái Xương, Anh Kỳ là những lò gốm nổi tiếng thời bấy giờ. 
Một du khách chăm chú theo dõi thông tin về gốm Biên Hoà, ra đời cuối thế kỷ XVII, kết hợp 2 dòng gốm Việt - Hoa.
Một du khách chăm chú theo dõi thông tin về gốm Biên Hòa, ra đời cuối thế kỷ XVII, kết hợp 2 dòng gốm Việt - Hoa.
Bình và choé thuộc dòng gốm Biên Hoà. Sản phẩm nổi tiếng ban đầu của dòng gốm này là: nồi, niêu, lò, bình vôi, lu, hũ, khạp... Sự ra đời của trường Mỹ thuật Biên Hoà (1903) với sự truyền nghề của nghệ nhân gốm Cây Mai (Sài Gòn) đã tạo nên dòng gốm mỹ nghệ Biên Hoà, nổi tiếng vào thập niên 50 của thế kỷ XX. Những điểm nổi bật của dòng gốm này như: kỹ thuật khắc chì và phối men nhiều màu, trang trí và hội hoạ, nhiều sắc thái men độc đáo, đề tài thể hiện đa dạng...
Bình và chóe thuộc dòng gốm Biên Hòa. Sản phẩm nổi tiếng ban đầu của dòng gốm này là: nồi, niêu, lò, bình vôi, lu, hũ, khạp... Sự ra đời của trường Mỹ thuật Biên Hòa (1903) với sự truyền nghề của nghệ nhân gốm Cây Mai (Sài Gòn) đã tạo nên dòng gốm mỹ nghệ Biên Hòa, nổi tiếng vào thập niên 50 của thế kỷ XX. Những điểm nổi bật của dòng gốm này như: kỹ thuật khắc chì và phối men nhiều màu, trang trí và hội họa, nhiều sắc thái men độc đáo, đề tài thể hiện đa dạng từ Đông sang Tây...
Những chiếc bình hoa của gốm Thành Lễ
Triển lãm cũng giới thiệu hiện vật của nhiều thương hiệu gốm phát triển về sau này. Những chiếc bình hoa của gốm Thành Lễ gây ấn tượng bởi nét truyền thống được thể hiện tinh xảo, thu hút. 
Ngày nay, gốm còn được cách điệu để tạo nên những vật dụng trang trí độc đáo.
Ngày nay, gốm còn được cách điệu để tạo nên những vật dụng trang trí độc đáo.
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến hết tháng 12/2023. Triển lãm do Bảo tàng TPHCM kết hợp Bảo tàng tỉnh Bình Dương thực hiện.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI