Ghi nhớ những cống hiến của một thế hệ "chiến sĩ" trên mặt trận văn nghệ

11/01/2023 - 21:48

PNO - Chiều 11/1, ông Nguyễn Thọ Truyền - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM - đã dẫn đầu đoàn công tác Thành ủy đến thăm, chúc Tết các văn nghệ sĩ lão thành, có nhiều cống hiến cho nền văn nghệ cách mạng.

Đoàn đã đến thăm nhạc sĩ Trần Long Ẩn, nhiếp ảnh gia Nguyễn Triệu Hùng, nghệ sĩ múa dân tộc Khmer Tăng Hoàng và họa sĩ Hà Thị Hạnh.

Đại diện đoàn, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Nguyễn Thọ Truyền bày tỏ sự trân trọng đối với đóng góp của các nghệ sĩ cho nền văn nghệ cách mạng từ trong kháng chiến đến khi đất nước độc lập, hòa bình và hội nhập. Tinh thần “nghệ sĩ cũng là chiến sĩ” của thế hệ nghệ sĩ trưởng thành từ một thời hoa lửa, luôn là niềm cảm hứng, là động lực cho người làm văn hóa - nghệ thuật hôm nay học hỏi, noi theo.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão sắp đến, ông Nguyễn Thọ Truyền chúc các nghệ sĩ lão thành nhiều sức khỏe, cùng gia đình đón một cái Tết bình an, ấm áp. Mong rằng, các nghệ sĩ tiếp tục đóng góp cho việc phát triển nền văn hóa - nghệ thuật TPHCM tiến bộ và đậm đà bản sắc.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Triệu Hùng, từng nhập ngũ và công tác tại Tổng cục Chính trị ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1954, ông về công tác tại Báo Quân đội nhân dân và gắn bó với báo, với nhiếp ảnh quân đội đến nay. Ông có nhiều đóng góp cho phong trào nhiếp ảnh TPHCM và Hội Nhiếp ảnh TPHCM.
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM và lãnh đạo Hội Nhiếp ảnh TPHCM thăm, chúc Tết nhiếp ảnh gia Nguyễn Triệu Hùng. Nhiếp ảnh gia Triệu Hùng từng nhập ngũ và công tác tại Tổng cục Chính trị ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1954, ông về công tác tại Báo Quân đội nhân dân và gắn bó với báo, với nhiếp ảnh quân đội đến nay. Ông có nhiều đóng góp cho phong trào nhiếp ảnh TPHCM và Hội Nhiếp ảnh TPHCM.
Nghệ sĩ múa Khmer Tăng Hoàng từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và được tặng Huân chương kháng chiến hạng III, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Ngoài tham gia công tác Hội, ông còn truyền dạy bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer, mở lớp dạy tiếng Khmer cho con cháu người dân tộc Khmer tại TPHCM.
Đoàn tặng quà Tết cho nghệ sĩ múa Khmer Tăng Hoàng. Ông Tăng Hoàng là người dân tộc Khmer và là nghệ sĩ múa truyền thống Khmer, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và được tặng Huân chương Kháng chiến hạng III. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TPHCM. Ngoài công tác Hội, ông còn tổ chức truyền dạy bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer, mở lớp dạy tiếng Khmer cho con cháu người dân tộc Khmer để giữ gìn bản sắc dân tộc.
Họa sĩ Hà Thị Hạnh tham gia kháng chiến tại Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định vào năm 1964, làm công tác binh vận từ năm 1967 và trải qua nhiều vị trí công tác đến ngày đất nước thống nhất. Sau năm 1975, bà theo học tại Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM và làm công tác giảng dạy sau đó. Bà nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật TPHCM và đạt nhiều giải thưởng mỹ thuật trong quá trình hoạt động nghề.
Đoàn đến thăm họa sĩ Hà Thị Hạnh. Họa sĩ Hà Thị Hạnh tham gia kháng chiến tại Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định vào năm 1964, làm công tác binh vận từ năm 1967 và trải qua nhiều vị trí công tác đến ngày đất nước thống nhất. Sau năm 1975, bà theo học tại Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM và làm công tác giảng dạy sau đó. Bà nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật TPHCM và đạt nhiều giải thưởng mỹ thuật trong quá trình hoạt động nghề.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn nổi tiếng với những ca khúc Người mẹ Bàn Cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân), Một đời người một rừng cây, Đêm thành phố đầy sao, Xin làm người hát rong…; được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật vào năm 2007; là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật TPHCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Chủ tịch Hội Nhạc sĩ TPHCM nhiều nhiệm kỳ.
Nhạc sĩ Trần Long Ẩn rất vui khi tiếp đoàn đến thăm. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn là một trong những gương mặt tiên phong của phong trào "Du ca Việt Nam", "Hát cho đồng bào tôi nghe" của học sinh - sinh viên Sài Gòn. Nổi tiếng với những ca khúc Người mẹ Bàn Cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân), Một đời người một rừng cây, Đêm thành phố đầy sao, Xin làm người hát rong…, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (năm 2007). Ông cũng là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật TPHCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và Chủ tịch Hội Nhạc sĩ TPHCM nhiều nhiệm kỳ.

 

Đông A

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEnhanvattacphamvi /strCate=nhanvattacpham

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvandevi /strCate=vande

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsangtacvi /strCate=sangtac

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATErubikvanhoavi /strCate=rubikvanhoa
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEvanhoavi /strCate=vanhoa