Gặp "mẹ Thảo" của những học trò nghèo vùng sông nước

05/02/2021 - 11:50

PNO - Đối với cô Huỳnh Thị Phương Thảo, được nhìn những đứa học trò ở vùng quê nghèo đến trường là niềm vui lớn nhất của cô trong 29 năm qua.

 


Video: Về thăm cô Thảo – Nhà giáo Nhân dân ở trường làng  

Thương học trò mà ở lại

Cô Huỳnh Thị Phương Thảo trở thành giáo viên tiểu học duy nhất được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào cuối năm 2020. Với những người chọn bảng đen phấn trắng làm nghiệp, đây là danh hiệu cao quý nhất. 

Sau khi tốt nghiệp năm 1992, cô Huỳnh Thị Phương Thảo được Sở GD-ĐT Long An điều động về tham gia công tác giảng dạy tại trường tiểu học Việt Lâm (xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành).

Trường tiểu học Việt Lâm ngày đó thuộc vùng xa của huyện Châu Thành, sông ngòi chằng chịt, đi lại khó khăn. Ban đầu cô Thảo có chút băn khoăn, do dự. Nhưng, chỉ vài ngày đứng lớp, thấy được sự hồn nhiên, ham học của những đứa trẻ ở vùng quê nghèo, cô Thảo dặn lòng sẽ tiếp tục gắn bó với nơi này. 

Từ một chữ duyên thành món "nợ" ân tình, thoắt một cái, cô gắn bó với ngôi trường làng ngót 29 năm, gần nửa đời người.

"Gắn bó với trường, với trò được 6 năm thì tôi bén duyên cùng thầy Nguyễn Xuân An cùng công tác tại trường. Hai người cùng dạy khối 4, ở hai lớp kề nhau nên thường xuyên động viên, giúp đỡ nhau rồi nên duyên vợ chồng", cô Thảo bộc bạch.

 

Trong thời gian các bé ngủ trưa, cô Thảo thường đi kiểm tra, và chỉnh trang lại quần áo cho các em.
Trong thời gian các bé ngủ trưa, cô Thảo thường đi kiểm tra, và chỉnh lại quần áo cho các em.

Cô Huỳnh Thị Phương Thảo chia sẻ: “Phần lớn các em học sinh ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Vì phải lo cơm áo gạo tiền nên cha mẹ các em phần lớn đều đi ghe đánh bắt cá ở Cần Giờ, các em phải ở nhà với ông bà. Học được lớp 3, lớp 4, nhiều em phải nghỉ học theo phụ ghe cho gia đình.”

Cô Thảo kể: “Tụi nhỏ tuy mới lớp 3, lớp 4 nhưng em nào cũng thương yêu và quan tâm đến gia đình. Tôi không thể nào quên trường hợp một em học sinh nữ phải nghỉ học để phụ giúp cha mẹ. Tôi đã cùng các em học sinh trong lớp đến vận động em trở lại trường, lần một, lần 2... và rồi cũng thành công. Giờ em ấy đang học rất tốt ở cấp bậc THCS. Đó là điều tuyệt vời nhất đối với tôi”.

Mỗi học sinh là mỗi hoàn cảnh khác nhau, và đều cần giáo viên quan tâm, che chở - cô Huỳnh Thị Phương Thảo chia sẻ
"Mỗi học sinh có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều cần giáo viên quan tâm, che chở" - cô Huỳnh Thị Phương Thảo chia sẻ

Đồng nghiệp tôn trọng, học trò yêu mến

Thầy Huỳnh Văn Gặp, giáo viên trường tiểu học Việt Lâm, cho biết: “Tập thể cán bộ giáo viên đang công tác tại nhà trường đều vui, phấn khởi khi cô Thảo được nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Cô Thảo rất nhiệt tình với đồng nghiệp và quan tâm sát sao tới học sinh." 

Thầy Nguyễn Văn Bảy – Hiệu trưởng trường tiểu học Việt Lâm, cho biết: “Tập thể nhà trường

 “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” và “Phương pháp thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh lớp 4” là hai trong nhiều sáng kiến kinh nghiệm được cô Huỳnh Thị Phương Thảo áp dụng vào giảng dạy. Những kinh nghiệm này được cô đúc rút trong 29 năm công tác.

rất tự hào khi cô Thảo được phong tặng danh hiệu cao quý của người giáo viên, tính đến thời điểm hiện tại, trường tiểu học Việt Lâm đang có 3 Nhà giáo Ưu tú và 1 Nhà giáo Nhân dân là cô Thảo. Cũng chính vì thế, nhiều năm qua, trường tiểu học Việt Lâm luôn được các đơn vị giáo dục khen ngợi” - Thầy Bảy chia sẻ.

k
Lên bục giảng, cô Thảo mong muốn truyền được nhiều kiến thức cho học sinh của mình
Nhiều sáng kiến mà cô đút kết từ 29 năm giảng dạy đã được áp dụng vào bài giảng
Nhiều sáng kiến mà cô đúc kết từ 29 năm giảng dạy đã được áp dụng vào bài giảng

Trẻ con rất...sòng phẳng, ai thương hay ghét, chúng đều cảm nhận được và đối đáp lại bằng thứ tình cảm chân thật và hồn nhiên nhất. Vì cô Thảo thương học trò như con cháu trong nhà nên tụi nhỏ cũng "mê" cô như điếu đổ. "Tụi con rất thương cô”, “Tụi con rất thích cô”, “Con muốn học giỏi, để thành giáo viên như cô Thảo”... là những câu trả lời của các em học sinh khi chúng tôi hỏi về cô Huỳnh Thị Phương Thảo. 

Nét hồn hậu, đủ đầy của một bà giáo phúc hậu, tận tâm hiển hiện ngay trên gương mặt của cô. Bây giờ, các con của cô Huỳnh Thị Phương Thảo và thầy Nguyễn Xuân An đã trưởng thành và tự lập, vợ chồng cô lại có nhiều thời gian nghiên cứu, nâng cao chất lượng bài giảng của mình, dành thêm thời gian cho học trò.

Sau giờ lên lớp, cô Thảo trở về với người phụ nữ gia đình, chăm lo nhà cửa, phát triển kinh té
Sau giờ lên lớp, vợ chồng cô Thảo trở về phát triển kinh tế gia đình

Ngoài ra, hai vợ chồng cô Thảo đã cùng nỗ lực phát triển kinh tế bằng việc trồng thanh long trên mảnh đất 5.000m2 của gia đình. Tờ mờ sáng, thầy Xuân An xắn áo ra đồng, chăm sóc thanh long cho kịp ngày thu hoạch rồi chạy về “lên đồ” để kịp giờ dạy.

Cô Thảo cho rằng, nguồn kinh tế ổn định là yếu tố để xây dựng một gia đình hạnh phúc, giúp vợ chồng cô được sống trọn vẹn với nghề giáo, với trò.

Cô Huỳnh Thị Phương Thảo là một trong 18 nhà giáo vừa được Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vì có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Cô Thảo cũng là trường hợp giáo viên tiểu học duy nhất trong số các cá nhân vừa được phong tặng trong đợt xét tặng này. 17 người còn lại đều công tác tại các cơ sở giáo dục đại học.

Tam Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI