Dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến nhà đầu tư bất động sản bất an về thị trường

13/09/2021 - 11:19

PNO - Sau 4 đợt dịch COVID-19 số lượng giao dịch bất động sản giảm mạnh trên tất cả các phân khúc, nhiều chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nắm dòng tiền mặt đều đứng trước những lo lắng về thị trường.

Theo dữ liệu từ Công ty Propzy Việt Nam, trong 18 tháng từ tháng 1/2020 - 6/2021, giá giao dịch đất thổ cư có nhiều đợt biến động tăng dần ở tất cả các nhóm khu vực, nhìn chung tăng từ 12% đến 17%. Phân khúc bất động sản được giao dịch nhiều nhất trong 18 tháng qua có giá khoảng 3-5 tỷ đồng (chiếm 34% tổng số các giao dịch). 

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy sau 4 đợt dịch COVID-19 số lượng giao dịch giảm mạnh trên tất cả các phân khúc giá, đặc biệt, thanh khoản ở những phân khúc cao trên 10 tỷ giảm mạnh, để giao dịch được phân khúc này mất khoảng hơn 2 tháng. 

Ông Lê Hoàng - Quản lý cao cấp mảng định giá Propzy nhận định, đối bất động sản có giá trị 3-5 tỷ đồng, người mua chỉ cần có 40-50% (khoảng 1,2 - 2 tỷ đồng tiền mặt) và có khả năng trả cả gốc lẫn lãi mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng thì đã có thể tiến hành mua bất động sản đó. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở tiếp tục tăng cao. Thống kê từ dữ liệu tại thị trường cho thuê, mức cho thuê 2 - 3.5% một năm so với giá trị bất động sản, chung cư 4-5.5% trên một năm, đây là mức sinh lời được ghi nhận cao nhất cả nước.

N
Dịch COVID-19 khiến gia dịch, thanh khoản của thị trường bất động sản đều giảm, nhất là phân khúc cao trên 10 tỷ, để giao dịch được phân khúc này mất khoảng hơn 2 tháng


Theo ông Nguyễn Tấn Tâm – Thành viên trong cộng đồng đầu tư môi giới bất động sản, tình hình giao dịch bất động sản rất sôi động từ trước tháng 4/2021 thì nhu cầu đầu tư rất lớn. Năm 2020, COVID-19 lần đầu bùng phát, Việt Nam kiểm soát dịch rất tốt thành ra cũng là tâm điểm thế giới nhìn vào, đây cũng chính là tiềm năng cơ hội rất lớn, nhất là lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 này đã làm ảnh hưởng toàn bộ kinh tế. Đối với việc đầu tư bất động sản, nhà đầu tư dùng đòn bẩy ngân hàng dựa trên dòng vốn tiền mặt, cho thuê nhưng hiện tại, các dòng tiền mặt đều đứng trước những lo lắng về thị trường, tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư. 

Nhận định về thực trạng thị trường, ông Hoàng chia sẻ, thực tế ở TPHCM trong giai đoạn 1/2020 - 8/2021 bất động sản tại TPHCM vẫn được ghi nhận đi ngang và tăng nhẹ ở vài khu vực. Cuối năm 2020, khả năng phản ứng chính quyền, người dân tốt với COVID-19 làn sóng đầu tư bất động vào TPHCM dần phục hồi trong 2020 đến nửa đầu năm 2021. “Dù bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chung của COVID-19, nhưng trong thời gian gần đây nhìn chung số liệu bất động sản đang có lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, so sánh với đợt khủng hoảng lần trước có những yếu tố khác biệt. Đó là trong thời gian dịch bệnh lãi suất ngân hàng duy trì ổn định và đang ở mức thấp nhất tính từ năm 2010 trở lại đây. Nên gánh nặng trả nợ của nhà đầu tư và doanh nghiệp không bị tăng lên, triển vọng kênh bất động sản vẫn đang được đánh giá tốt. Tuy nhiên, về dài hạn còn tùy thuộc vào sự hồi phục của dịch bệnh COVID-19” – ông Hoàng nhận định.

Ông Võ Khắc Điệp - Phó Tổng Giám đốc Propzy đánh giá: “Biến động nền kinh tế thông qua lưu thông tiền tệ, lưu thông về hàng hóa, lưu thông về việc đi lại. Những nhóm đối tượng có thể tham gia liền vào thị trường, nhóm thứ nhất đón sóng là nhóm có dư địa, nhóm thứ 2 là người tiêu dùng thực sự đủ khả năng, điều kiện để chọn mua, nhóm thứ 3 là nhóm đang giải cứu hoặc tìm cách thoát khỏi các kênh đầu tư bất động sản”.

Một khi chưa đo lường được các nhân tố để giải quyết vấn đề dịch bệnh thì sẽ khó nói về kịch bản. Nhưng khi khống chế được COVID-19 và cuộc sống trở lại bình thường thì nhóm 1 và nhóm 2 đã chuẩn bị sẵn thì sẽ sàng lọc những cá thể yếu , nếu ai lướt sóng, ai vội vàng thì sẽ sàng lọc tự nhiên để thị trường đi vào chiều sâu hơn những người có nhu cầu thực, đầu tư thực đúng nghĩa và sự hỗ trợ từ những chuyên viên tư vấn giúp cho khách hàng ra quyết định đúng đắn.

Bích Trần

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI