Cuối năm, xóm chổi ẩn mình giữa Sài Gòn vượt khó giữa dịch COVID-19

09/02/2021 - 00:10

PNO - Ẩn mình trong khu chợ Bình Tiên (quận 6) đầy náo nhiệt, xóm làm chổi thủ công này vẫn miệt mài đưa sản phẩm của mình đến từng nhà, từng ngõ hẻm.

 

Video: Ghé thăm xóm chổi nằm ẩn mình giữa Sài Gòn nhộn nhịp

Đi sâu vào chợ Bình Tiên, khu chợ nổi tiếng bởi sự náo nhiệt, ồn ào và đông đúc, để lại những âm thanh rao bán, mời chào sau lưng, chúng ta sẽ tìm thấy một xóm nhỏ với nghề làm chổi hàng chục năm nay.

Trước năm 1975, con hẻm số 180 và 192 đường Phạm Phú Thứ (phường 4, quận 6) là xóm làm chổi thủ công, nhà nhà, người người đều sống bằng nghề làm chổi. Thời gian sau, khi nhu cầu xã hội phát triển, số người bám trụ với nghề ngày một ít dần, cho đến hôm nay, các hộ còn trụ lại được tại đây chỉ được đếm trên đầu ngón tay.

Người dân trong chợ Bình Tiên vẫn còn bám trụ với nghề làm chổi thủ công dù kinh tế từ việc làm chổi mang lại không còn nhiều như trước
Người dân trong chợ Bình Tiên vẫn còn bám trụ với nghề làm chổi thủ công dù thu nhập từ việc làm chổi mang lại không còn nhiều như trước

Đều đặn mỗi ngày, những người thợ thay nhau làm các công đoạn như: xé bông đót, làm tua, cột lọ, bó chổi, bện chổi, chặt tề... Nữ giới được ưu tiên xé bông đót, bện chổi… những việc nặng nhọc còn lại cánh nam giới sẽ đảm nhận. Mỗi người một việc cứ thế xoay vòng từ 7g sáng đến tận chiều muộn, có hôm lại “tăng ca” đến tận khuya để kịp hàng giao cho khách.

những ngày đơn hàng dồn về nhiều, các hộ phải giao lại cho các thợ khác gia công và hỗ trợ giúp các công đoạn phụ
Những ngày đơn hàng dồn về nhiều, các hộ phải giao lại cho các thợ khác gia công và làm giúp các công đoạn phụ

Tuy thế, những người thợ này luôn tươi cười vì vẫn còn kiếm tiền được bằng chính tay nghề của mình. Trao đổi với Báo Phụ Nữ TPHCM, anh Nguyễn Thanh Trinh cho biết: “Nhà tôi sản xuất chổi theo hộ gia đình, ai đặt gì làm nấy, nếu đơn hàng nhiều quá, tôi bỏ lại cho các hộ khác gia công. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên các đơn hàng cũng giảm đi khoảng gần 50% so với cùng kỳ”.

Anh Trinh cho biết, đơn hàng gia đình anh hiện chỉ nhận khoảng 200 cây chổi các loại, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ là 500 cây/ngày
Anh Trinh cho biết, gia đình anh hiện chỉ nhận khoảng 200 cây chổi các loại, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ là 500 cây/ngày

Hơn 45 năm trong nghề làm chổi tại khu chợ Bình Tiên - Cô Sáu Nở,  cho biết, trước đây khu chợ này làm chổi thủ công rất nhiều, nhưng rồi cũng nghỉ dần, một số hộ bám trụ lại chỉ làm kiểu lấy công làm lời, chứ không còn huy hoàng như trước. Hiện chỉ còn một số có sở sản xuất lớn, cung cấp cho TPHCM và các tỉnh miền Tây.

Được biết, giá chổi năm nay có phần cao hơn mọi năm do các chi phí vật liệu đầu vào khiến giá trị cây chổi tăng theo. Các thương lái vì thế mà cũng dè chừng khi mua hàng, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu chi tiêu giảm đáng kể khiến lượng chổi năm nay bán ra ít hơn gần phân nửa so với mọi năm.

Một số hộ bán lẻ, chủ động nhập vật liệu về tự gia công để tăng thêm thu nhập
Một số hộ bán lẻ, chủ động nhập vật liệu về tự gia công để tăng thêm thu nhập
Cán chổi được làm bằng nhựa giúp đẩy nhanh tiến độ ra hàng của các hộ kinh doanh
Cán chổi được làm bằng nhựa giúp đẩy nhanh tiến độ ra hàng của các hộ kinh doanh
Nữ giới được ưu tiên làm các công việc như xé bông đót, bện chổi
Nữ giới được ưu tiên làm các công việc như xé bông đót, bện chổi
Bông chổi đót bay mịt mù khiến người bó chổi phải đeo khẩu trang cả ngày
Bông cây đót bay mịt mù khiến người bó chổi phải đeo khẩu trang cả ngày
Những ngày cuối năm, vật liệu chổi được các tỉnh miền Trung nhập về khá dồi dào, nhưng năm nay giá thành lại khá cao so với cùng kỳ
Những ngày cuối năm, vật liệu chổi được nhập về từ các tỉnh miền Trung khá dồi dào, nhưng năm nay giá thành lại khá cao so với cùng kỳ
Công đoạn phân loại chiều dài của cây đót giúp người bó chổi dễ dàng bó hơn
Công đoạn phân loại chiều dài của cây đót giúp người bó chổi dễ dàng hơn

Tam Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI