PNO - Những việc anh làm đâu phải như chị nghĩ là chỉ tốt cho người ngoài? Nó sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình chị, các con của chị đấy chứ.
Chia sẻ bài viết: |
Steph 11-08-2022 06:42:20
Là một phụ nữ lớn tuổi có con ở độ tuổi trên dưới 30 như đứa cháu họ chồng tác giả, tôi không thông và cũng không cảm được cách suy nghĩ và lời khuyên của Hạnh Dung. Tôi kể cho các bạn nghe một chuyện tương tự đã xảy ra với gia đình tôi. Ngày ấy đã lâu lắm rồi gần 30 năm trước. Khi ấy con út tôi mới hai tuổi và cháu rất khó nuôi, không ăn, không ngủ và suốt ngày quấy khóc. Khi ấy chồng tôi làm việc rất xa nhà và chỉ về vào cuối tuần. Xin nói thêm rằng gia đình tôi sống ở nước ngoài. Gia đình hai bên cũng sống ở nước ngoài nhưng nhà đẻ nhà chồng và vợ chồng con cái chúng tôi ở 3 nước khác nhau. Xung quanh tôi chỉ có những người họ hàng cô chú bác chồng. Nói chung tất cả đều làm ăn buôn bán ai lo thân người ấy chứ chả quan tâm giúp đỡ gì nhau cả. Chả nói thì các bạn cũng hiểu một người phụ nữ chồng đi làm xa lại không có người thân bên cạnh, suốt ngày lăn lộn với hai đứa con nhỏ ốm đau quấy khóc vất vả thế nào. Ấy vậy mà tôi không hề nhận được sự quan tâm hỏi han của bố mẹ và anh em chồng. Họ đã không quan tâm lại còn trách là chúng tôi ít viết thư hỏi thăm. Nếu họ gọi điện hay viết thư trách thì đi một nhẽ. Đàng này họ không bao giờ gọi cho chúng tôi nhưng lại gọi cho mấy người họ hàng cô chú bác ở gần để nhờ "dạy" hộ. Và mấy người cô chú bác chồng kia đã nhân cơ hội này để lấy lòng bố mẹ chồng tôi và ra oai với chúng tôi. Họ đã gọi điện cả ngày lẫn đêm để "dạy". Họ sợ thế vẫn chưa đủ nên nhờ cả mấy người quen của chúng tôi "dạy" phụ đạo thêm giúp. Cho đến bây giờ mấy chục năm đã trôi qua, lũ con tôi đã trưởng thành và có gia đình riêng tôi vẫn không quên được những ngày tháng đó và không tha thứ được cho cách cư xử của cha mẹ chồng tôi cùng những người họ hàng của ông bà ấy chứ đừng nói rằng biết ơn vì sự "quan tâm". Và bây giờ ở lứa tuổi 60 như cha mẹ chồng ngày xưa, dù tôi có xung đột với con trai con gái, con dâu con rể tôi cũng không nhờ và không cho phép anh em họ hàng nhà mình "dạy" con tôi như vậy. Đó là một điều chắc chắn.
Hãy giúp người yêu hiểu rõ được tình cảm của em, niềm mong mỏi được cùng anh ấy đi đến hôn nhân mà không phải đối đầu với người thân.
Hãy giữ niềm tin, niềm hy vọng cho bản thân và cả gia đình.
Thay vì chỉ ra lỗi của con, chị hãy đặt câu hỏi để con có thể nói với chị.
Mâu thuẫn phát sinh từ sự khác biệt kỳ vọng, nếu không được nói ra một cách nhẹ nhàng, đầy thấu cảm dễ biến thành lời trách móc.
Vợ chồng em có được tổ ấm này là từ tấm lòng ba má, coi như hành động vừa rồi là sự thể hiện lòng biết ơn với ba má.
Cô bạn của em không sai khi quan tâm đến vấn đề này. Chỉ là cô ấy đã sai khi chọn thời điểm để nói ra.
Không cần so sánh cảm xúc đã qua với cảm xúc hiện tại. Không cần phải ép mình yêu như cách cũ.
Nếu cả hai đều đang đứng từ vị trí của mình để chỉ trích người kia, hôn nhân khó mà cứu vãn.
Anh hãy dành tất cả thời gian, tâm trí để bù đắp cho vợ con, tận hưởng hạnh phúc cùng nhau.
Việc vợ em yêu cầu "tự do", "không muốn bị gò bó" càng chỉ rõ cô ấy cảm thấy ngột ngạt trong mối quan hệ với em.
Một lần phiêu lưu, cái giá phải trả quá đắt. Em không biết đời mình sẽ đi về đâu.
Chính từ mặc cảm có lỗi, cháu sẽ phấn đấu để trở thành trụ cột của gia đình, là chỗ dựa cho ba mẹ và nhất là cho em trai cháu.
Một người không cần phải hoàn hảo hay học cao hiểu rộng mới xứng đáng được yêu thương.
Điều quan trọng nhất không phải là cha mẹ có sống chung hay không, mà là cách cha mẹ sau ly hôn cùng nhau yêu thương, chăm sóc, đồng hành với con.
Nếu được làm công việc con thật sự đam mê thì con mới có thể nổi trội và sống được với nghề.
Có những sự thật khó thể thay đổi; những khoảng trống, lỗ hổng khó thể trám lại khi nó quá lớn...
Với trẻ nhỏ, tình yêu đến rất tự nhiên; không cần lên gân, khoa trương.
Cách tốt nhất là 2 em nên bàn bạc kế hoạch nghỉ lễ với nhau.