Chị tôi: Hành trình từ Nam ra Bắc

19/11/2013 - 08:43

PNO - PNO - Ra đời với sứ mệnh mang đến cơ hội có cuộc sống tốt đẹp hơn cho những phụ nữ nghèo, sau 2 năm hoạt động, chương trình “Chị tôi” do nhãn hàng ENAT kết hợp với Hội LHPN Việt Nam thực hiện, đã lan toả thông điệp ý nghĩa...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Những lớp học mang đến “chiếc cần câu”

Không có kiến thức, kỹ năng, vốn và cả các cơ hội nghề nghiệp để cải thiện kinh tế gia đình, là lý do khiến cho hàng triệu phụ nữ nghèo trên khắp cả nước phải oằn mình trước gánh nặng mưu sinh. Chính vì thế, chương trình “Chị tôi”, với những lớp đào tạo nghề miễn phí ra đời, đã mang đến cơ hội thay đổi cuộc sống đang quá cơ cực của nhiều chị em.

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Chị Kim Siêng (TP.HCM) - từ nghề kết cườm học được chị đã tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho gia đình mình.

Sau năm 2012 triển khai ở 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ; hơn 300 chị em nghèo đã được đào tạo nghề như: kết cườm, làm móng, cắt tóc, phục vụ phòng…

Nhiều chị em đã tận dụng được cơ hội này để vượt qua khó khăn. Sau khi đã vững vàng hơn, các chị lại không ngại ngần chia sẻ nghề mình học được với những chị em khác, góp phần lan toả ý nghĩa nhân văn của chương trình.

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Các chị tận tình hướng dẫn cho nhau trong một lớp học nghề Chị tôi

Thừa thắng xông lên, năm 2013 nhãn hàng ENAT và Hội LHPN Việt Nam lại tiếp tục nhân rộng chương trình “Chị Tôi” đến những tỉnh thành khác, với mục tiêu thu hút hơn 1.000 chị em tham dự, ở khắp 30 tỉnh thành trong cả nước.

Từ đầu năm đến nay, tin vui về những lớp học nghề miễn phí cho chị em nghèo liên tiếp được truyền tai nhau. Từ lớp học tỉa củ quả ở Nha Trang, đến lớp se chỉ sơ dừa ở Bến Tre, rồi lớp nấu ăn ở Tiền Giang…. Không chỉ dừng lại ở đó, các lớp dạy nghề còn tìm đến với những vùng sâu, vùng xa từ vùng núi Tây Nguyên cho đến những tỉnh nghèo miền Bắc.

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Chăm chú thực hành ở lớp đan lát thủ công - Phú Thọ

“Chị Tôi” đến với mọi miền

Điểm nhấn của chương trình trong năm 2013, đó chính là những lớp học nghề “Chị tôi” chị em ở những vùng sâu vùng xa, kinh tế còn nhiều khó khăn. Những phụ nữ ấy cần có môt nghề nào đó để cải thiện kinh tế gia đình.

Những nghề mà lớp học “Chị tôi” giới thiệu với các chị em, đều là những nghề dựa theo đặc thù của địa phương, nhằm tạo cho chị em cơ hội tốt nhất để kiếm được thu nhập khi học xong.

Khu vực phía Bắc, “Chị tôi” mở các lớp dạy nghề: trồng nấm (ở Thanh Hoá), đan lát thủ công (ở Phú Thọ), trồng lúa (ở Hà Nam), nấu ăn (ở Thái Nguyên và Bắc Cạn), móc chỉ (ở Hải Phòng)… Có những chị em, chịu khó đi bộ hàng cây số để đến với lớp học, mong sao có được nghề, để việc mưu sinh bớt nhọc nhằn hơn.

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Một buổi thực hành tại lớp kỹ thuật móc chỉ - Hải Phòng


Tại Tây Nguyên, có các lớp học: chăm sóc cà phê ở Chư -Prông (Gia Lai), lớp may công nghiệp ở Bảo Lâm (Bảo Lộc). Hàng trăm chị em, phần lớn là người dân tộc thiểu số, lần đầu tiên trong đời được học nghề, để có thể làm chủ cuộc sống của mình.

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Lần đầu được tiếp xúc với máy may công nghiệp, các chị em hết sức chăm chú. Lớp may công nghiệp - Bảo Lộc

Ở khu vực miền Tây, “Chị tôi” mở các lớp: se chỉ sơ dừa (Bến Tre), nấu ăn (Tiền Giang, Đồng Tháp), chằm nón, bó chổi (Hậu Giang). Từ những lớp học nghề này, nhiều chị em đã kiếm được thu nhập ổn định, dần dần cải thiện kinh tế gia đình.

Chi toi: Hanh trinh tu Nam ra Bac

Lớp học se chỉ sơ dừa - Bến Tre

Ở nơi nào “Chị tôi” đến, đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ nữ. Không chỉ mang đến cơ hội nghề nghiệp, “Chị Tôi” còn quan tâm đến đời sống tinh thần của các chị em qua việc trao đổi kỹ năng chăm sóc gia đình và những vấn đề về chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp…

Tất cả có trong trong kênh tư vấn online www.vedeptunhien.com.vn và trang mạng xã hội www.facebook.com/EnatChitoi.

Lynh Chi

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI