CẦU VỒNG TRONG ĐÊM

22/12/2013 - 22:15

PNO - PNO - Viết sách từ năm 12 tuổi, giành được giải thưởng cuộc thi sáng tác văn học do hãng truyền thông OLMA tổ chức; sau đó xuất bản được hai cuốn truyện Đánh đu giữa những triền đồi, Chó dẫn đường phiêu lưu ký -

edf40wrjww2tblPage:Content

cây bút Mikhail Samarsky được xem là thần đồng văn học của Nga. Cầu vồng trong đêm là tập sách mới nhất của Mikhail Samarsky được NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành qua bản dịch của Phạm Bá Thủy.

Đây là câu chuyện về chú chó Trison với công việc dẫn đường cho những người khiếm thị như cụ ông Ivan Savelievich, cậu bé Sashka, nhà văn Anna Ygorevna Krivosheeva… Mikhail Samarsky chia sẻ: “Trong số những người khiếm thị có rất nhiều tài năng hoặc những năng khiếu đang hình thành, cần phát triển. Chính người khiếm thị cũng rất mong muốn được đónggóp tài năng, công sức cho xã hội. Và họ có thể làm được điều đó nếu có được một số điều kiện nhất định”.

CAU VONG TRONG DEM

Trong tác phẩm này, thông qua lời kể của chú chó Trison, câu chuyện diễn ra với nhiều tình tiết nhằm nhắc nhở về tình thương và lòng nhân ái,đồng cảm với những con người kém may mắn. Gấp lại những trang sáchcuối cùng, người đọc nao lòng trước tình cảm của những người “có đôi mắt đã chết nhưng trái tim vẫn đang sống”, hay trước tình cảm của Trison - chú chó thông minh, tận tụy.

Khi đọc Cầu vồng trong đêm, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Cậu bé Mikhail Samarsky thật sự là một thần đồng văn học Nga có một trái tim và tấm lòng trắc ẩn đặc biệt với người khiếm thị đã làm tôi vô cùng xúc động - và hơn nữa cậu bé đã không chỉ dám ước mơ mà còn dám hành động kiên định để thay đổi cuộc sống của những người khiếm thị thực sự - điều mà ngay cả nhiều người lớn cũng không thể làm được. Mong sao ở Việt Nam có nhiều Mikhail Samarsky”.

Được biết, để có thể sống thực sự với cảm xúc của những người khiếm thị, trước khi bắt tay vào viết bộ truyện Cầu vồng trong đêm, Mikhail Samarsky từng có ba ngày “cất giấu” đôi mắt của mình bằng dải băng đen bịt mắt. Những ngày đó, Mikhail Samarsky hoàn toàn sống cuộc sống của người khiếm thị: ăn uống, đi dạo trong sân, chơi với con chó cưng của mình, thay sách thường bằng sách nói, nghe tivi… Đặc biệt, với Cầu vồng trong đêm, Mikhail Samarsky khi ấy mới mười lăm tuổi, đã khiến Tổng thống Liên bang Nga lúc bấy giờ là Dmitri Medvedev phải sửa ngay chính sách đối với người khiếm thị. Nhờ đó, các học sinh khiếm thị sau khi ra trường được mang theo đầy đủ thiết bị chuyên dụng để bước vào cuộc đời, có thể học tập và lao động như mọi người khác.

K.N
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI