An toàn cháy nổ: Khó quản lao động tự do

24/11/2013 - 08:14

PNO - PN - Vụ cháy tại Zone 9 (ngày 19/11 tại Hà Nội) khiến sáu người tử vong chỉ là một trong nhiều vụ vi phạm an toàn cháy nổ dẫn đến mất mát lớn về sinh mệnh người lao động (LĐ) trong thời gian gần đây. Đặc biệt, nạn nhân của...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sáu nạn nhân bị tử vong ở Zone 9 đều là những LĐ tự do từ các tỉnh lẻ và vùng ven đô Hà Nội, không được ký kết hợp đồng và đào tạo kỹ năng cơ bản về an toàn lao động (ATLĐ). Vì vậy, khi đám cháy xảy ra, dù quy mô không lớn nhưng cách xử lý thiếu chuyên nghiệp đã khiến hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng.

An toan chay no:  Kho quan lao dong tu do

Vụ cháy bar ở khu Zone 9. Nguồn ảnh: media.edaily.vn

Thống kê của Bộ LĐ-TB-XH từ đầu năm đến hết tháng 10/2013, cả nước đã xảy ra 370 vụ chết người do vi phạm ATLĐ làm 412 người thiệt mạng. So với năm 2012, số người thiệt mạng tăng 5%. Trong năm 2013, hàng loạt vụ tai nạn LĐ xảy ra có liên quan đến lĩnh vực cháy nổ khiến các ngành chức năng phải “đau đầu”. Bởi hầu hết các vụ tai nạn này đều gây ra thiệt hại rất lớn về người và của.

Điển hình là vụ cháy tại Công ty may Hà Phong (tháng 4/2013), thiêu rụi hai phân xưởng với diện tích khoảng 11.000m2. Số tài sản thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân của vụ việc cũng được xác định là do thợ hàn làm việc tại gần cửa thông gió. Muội hàn nhiều lần rơi xuống vải và không được xử lý khiến lửa bùng phát. Vụ cháy hơn 6.000m2 nhà xưởng của Công ty sản xuất xốp Tiến Đạt (Bắc Ninh) hồi tháng 5/2013 đã gây thiệt hại 40 - 50 tỷ đồng…

Hầu hết những vụ cháy nổ này, theo Cục ATLĐ đều xuất phát từ các đối tượng LĐ là thợ hàn vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Sâu xa hơn là hầu hết thợ hàn không được đào tạo nghề mà chỉ học nghề từ các cơ sở nhỏ. Bản thân họ cũng không có ý thức và lường trước được những hậu họa có thể xảy đến.

Theo ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục ATLĐ, Bộ LĐ-TB-XH, khi xảy ra tai nạn, LĐ không chính thức đều có quyền lợi và trách nhiệm giống với những người có hợp đồng LĐ. Bởi hợp đồng miệng, trong quy định ATLĐ, cũng được coi là một loại hợp đồng. Tuy nhiên, lực lượng thanh tra không thể nào có mặt ở tất cả các vụ việc vi phạm để giải quyết, do đó, việc ký kết hợp đồng LĐ vẫn là biện pháp mấu chốt để ràng buộc giữa chủ sử dụng LĐ và người LĐ.

Việc quản lý người LĐ tự do hiện vẫn còn nhiều khoảng trống. Đại diện Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cho biết, Sở này chưa thống kê hết được lượng LĐ tự do đang LĐ trên địa bàn. Thậm chí, cũng không có cơ quan nào chính thức chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo và huấn luyện những kỹ năng cơ bản về ATLĐ cho nhóm đối tượng này. Với lực lượng thanh tra mỏng của Cục ATLĐ, may ra chỉ có thể kiểm tra người LĐ thông qua kiểm kê tạm trú, tạm vắng. Nhưng với loại việc ngắn hạn trong vài ba ngày, thậm chí chỉ vài tiếng đồng hồ thì kiểm kê cũng không thể áp dụng. Những đợt tuyên truyền về ATLĐ do Cục ATLĐ tổ chức cũng mới chỉ đến được những cơ sở LĐ chính quy, còn các cơ sở nhỏ lẻ vẫn “không thể có mạng lưới nào quản lý được, mà phải tự nâng cao nhận thức” như ông Thơ nói.

Ngay sau vụ cháy tại Zone 9, Bộ LĐ-TB-XH đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát hoàn thiện quy phạm pháp luật, đặc biệt là hệ thống quy chuẩn quốc gia về ATLĐ. Ông Thơ cho biết, sắp tới, Bộ sẽ đưa ra danh mục nhà xưởng, công trình, khu vực vui chơi giải trí dễ xảy ra vi phạm an toàn cháy nổ để quy định trách nhiệm cụ thể đối với chủ sử dụng LĐ. Ngoài việc thành lập các bộ phận phòng cháy chữa cháy, các cơ sở này phải bố trí cán bộ giám sát, đặc biệt là khi thuê mướn dịch vụ hàn, cắt kim loại. Nếu thuê mướn LĐ không được huấn luyện về ATLĐ thì các chủ sử dụng LĐ sẽ nhận nhiều mức phạt nghiêm khắc, có thể lên tới cả trăm triệu đồng.

 H. Anh

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu