10 thói quen âm thầm gây hại cho sức khỏe

05/10/2021 - 12:14

PNO - Có những thói quen giúp chúng ta trở nên tốt hơn mỗi ngày nhưng cũng có vài thói quen gây hại đến sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết.

Mỗi ngày chúng ta trải nghiệm cuộc sống bằng nhiều hành động và thói quen khác nhau nhưng rất ít khi chúng ta để ý đến tác động của những hành động đó đến sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 thói quen “ăn dần, ăn mòn” sức khỏe mỗi ngày mà chúng ta vẫn không hay biết.

1. Bắt chéo chân Người đầu tiên nói về tác hại của việc bắt chéo chân vào là một công ty sản xuất thực phẩm bổ sung vào năm 1999. Họ thậm chí còn tung ra một chiến dịch quy mô lớn ở Mỹ có tên The Great Cross-Out, không chỉ là một mánh khóe quảng cáo: rất nhiều các nghiên cứu xác nhận rằng ngồi bắt chéo chân (trên ghế hoặc trên sàn) dẫn đến tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương thần kinh, đặc biệt là thói quen này không hề tốt cho xương và khớp gối của bạn.

1. Bắt chéo chân. Người đầu tiên nói về tác hại của việc bắt chéo chân vào là một công ty sản xuất thực phẩm bổ sung vào năm 1999. Họ thậm chí còn tung ra một chiến dịch quy mô lớn ở Mỹ có tên The Great Cross-Out, không chỉ là một mánh khóe quảng cáo: rất nhiều nghiên cứu xác nhận rằng ngồi bắt chéo chân (trên ghế hoặc trên sàn) dẫn đến tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương thần kinh, đặc biệt là thói quen này không hề tốt cho xương và khớp gối của bạn.

 

2. Cho chim ăn Cho chim bồ câu ăn là một trong những hoạt động ngoài trời yêu thích mà các gia đình hay làm mỗi khi có dịp đi chơi ngoài trời. Thật không may, hoạt động này có thể giúp con gần gũi hơn với thiên nhiên và động vật nhưng cũng chứa đầy nguy hiểm. Khả năng một con chim trong thành phố mang bệnh truyền nhiễm là cao hơn 50%. Chim bồ câu mang bệnh cảm nhiễm E.Coli và nhiều vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp và đường ruột khác.

2. Cho chim bồ câu ăn. Cho chim bồ câu ăn là một trong những hoạt động ngoài trời yêu thích mà các gia đình hay làm mỗi khi có dịp đi chơi ngoài trời. Hoạt động này có thể giúp con gần gũi hơn với thiên nhiên và động vật nhưng cũng chứa đầy nguy hiểm. Khả năng một con chim trong thành phố mang bệnh truyền nhiễm là cao hơn 50%. Chim bồ câu mang bệnh cảm nhiễm E.Coli và nhiều vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp và đường ruột khác.

 

3. Đeo kính râm kém chất lượng Nhằm tiết kiệm tiền, các nhà sản xuất sử dụng nhựa rẻ tiền không bảo vệ mắt bạn khỏi tia cực tím. Khi sử dụng trong điều kiện ánh sáng mặt trời chói chang, có thể dẫn đến bỏng võng mạc. Bởi bóng râm từ kính sẽ làm cho đồng tử của bạn giãn ra và nhận được một lượng tia cực tím gấp đôi, điều này thậm chí còn có hại hơn so với việc không đeo kính râm. Lượng tia UV quá lớn có thể gây đục thủy tinh thể, làm hỏng mắt của bạn, hoặc thậm chí dẫn đến ung thư.

3. Đeo kính râm kém chất lượng. Nhằm tiết kiệm tiền, các nhà sản xuất sử dụng nhựa rẻ tiền không bảo vệ mắt bạn khỏi tia cực tím. Khi sử dụng trong điều kiện ánh sáng mặt trời chói chang, có thể dẫn đến bỏng võng mạc. Bởi bóng râm từ kính sẽ làm cho đồng tử của bạn giãn ra và nhận được một lượng tia cực tím gấp đôi, điều này thậm chí còn có hại hơn so với việc không đeo kính râm. Lượng tia UV quá lớn có thể gây đục thủy tinh thể, làm hỏng mắt của bạn, hoặc thậm chí dẫn đến ung thư.

 

4. Uống quá nhiều nước Đúng vậy, bạn đã đọc đúng: uống nhiều nước không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, mặc dù uống quá ít cũng vậy. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nhu cầu nước của cơ thể là tùy mỗi người. Nếu bạn di chuyển nhiều và chơi thể thao, hãy uống nhiều hơn; nếu bạn có vấn đề về thận hoặc tim mạch, tốt hơn là hãy uống ít hơn một xíu. Trong cả hai trường hợp, cách tốt nhất để tìm ra nhu cầu hàng ngày của bạn là khát - nếu bạn không cảm thấy khác, thì đừng ép bản thân uống nước quá nhiều.

4. Uống quá nhiều nước. Đúng vậy, bạn đã đọc không sai đâu: uống nhiều nước không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe, mặc dù uống quá ít cũng vậy. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nhu cầu nước của cơ thể là tùy mỗi người. Nếu bạn di chuyển nhiều và chơi thể thao, hãy uống nhiều hơn; nếu bạn có vấn đề về thận hoặc tim mạch, tốt hơn là hãy uống ít hơn một xíu. Trong cả hai trường hợp, cách tốt nhất để tìm ra nhu cầu hàng ngày của bạn là khát - nếu bạn không cảm thấy khác, thì đừng ép bản thân uống nước quá nhiều.

 

5. Tự điều trị bằng cách chườm nước nóng Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên chỗ đau là phương pháp phổ biến chúng ta thường dùng để giảm đau, nhưng có cả một danh sách các bệnh không cần dùng đến bình nước nóng, bao gồm chảy máu, viêm cấp tính trong bụng (viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy), và trong vài giờ đầu và vài ngày sau khi bị bong gân hoặc chấn thương. Việc chườm nóng hoặc lạnh không phù hợp sẽ gây lợi bất cập hại cho sức khỏe của bạn đấy.

5. Tự điều trị bằng cách chườm nước nóng. Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên chỗ đau là phương pháp phổ biến chúng ta thường dùng để giảm đau, nhưng có cả một danh sách các bệnh không cần dùng đến bình nước nóng, bao gồm chảy máu, viêm cấp tính trong bụng (viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy), và trong vài giờ đầu, vài ngày sau khi bị bong gân hoặc chấn thương. Việc chườm nóng hoặc lạnh không phù hợp sẽ gây lợi bất cập hại cho sức khỏe của bạn đấy.

 

6. Ăn bỏng ngô nóng ngay sau khi lấy ra từ lò vi sóng Nó gây hại không phải về cách bạn nấu nó - mà là về các thành phần có trong ngô khi bạn sử dụng tại nhà. Nguy hiểm ở đây là một chất hóa học có tên là diacetyl. Đó là một loại dầu tổng hợp và hương liệu 2 trong 1. Hóa hơi khi được làm nóng, nó sẽ đi vào phổi của bạn và gây tác động xấu đến phổi. Bạn có thể giảm nguy cơ đối với phổi bằng cách để bỏng ngô nguội trước khi ăn.

6. Ăn bỏng ngô nóng ngay sau khi lấy ra từ lò vi sóng. Nó gây hại không phải về cách bạn nấu mà là về các thành phần có trong ngô khi bạn sử dụng tại nhà. Nguy hiểm ở đây là một chất hóa học có tên là diacetyl. Đó là một loại dầu tổng hợp và hương liệu 2 trong 1. Hóa hơi khi được làm nóng, nó sẽ đi vào phổi của bạn và gây tác động xấu đến phổi. Bạn có thể giảm nguy cơ đối với phổi bằng cách để bỏng ngô nguội trước khi ăn.

 

 7. Ăn tại bàn làm việc của bạn Làm việc tại nhà không thể tránh khỏi việc bạn phải ngay ăn tại chiếc bàn làm việc của mình nhưng một chiếc bàn làm việc hoàn toàn không phù hợp với việc ăn uống và nguy hiểm hơn là tích tụ hàng tấn vi khuẩn không tốt cho tiêu hóa của bạn. Hơn nữa, việc ăn uống ngay tại bàn làm việc dể gây mùi và thức ăn rơi vãi và bạn sẽ phải đau đầu với những chú kiến chui vào trong máy tính. Đặc biệt, khi ăn, bạn cần tập trung vào bữa ăn chứ không phải vừa ăn vừa hoàn thành công việc vì lúc đấy não cần nghỉ ngơi và dạ dày sẽ không thể tiêu hóa tốt thức ăn khi não hoàn toàn mất tập trung hay thậm chí là áp lực xử lý công việc.

7. Ăn tại bàn làm việc. Làm việc tại nhà không thể tránh khỏi việc bạn phải ngay ăn tại bàn làm việc của mình nhưng đây hoàn toàn không phù hợp với việc ăn uống và nguy hiểm hơn là tích tụ hàng tá vi khuẩn không tốt cho tiêu hóa của bạn. Đặc biệt, dạ dày sẽ không thể tiêu hóa tốt thức ăn khi não hoàn toàn mất tập trung hay thậm chí là áp lực xử lý công việc.

 

8. Uống sữa không béo Sữa tách béo luôn là lựa chọn hàng đầu với những người muốn giảm cân nhưng thực tế không phải vậy. Khi chất béo được chiết xuất từ sữa, vitamin sẽ đi cùng với chúng, được thay thế bằng các chất tổng hợp và thật sự không hoàn toàn tốt cho bạn. Nhiều nhà sản xuất “tăng cường” sữa không béo bằng cách thêm vào sữa bột, chất này có thể làm oxy hóa cholesterol trong sữa. Chưa có bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào, nhưng theo nhiều nghiên cứu, động vật tiêu thụ cholesterol bị oxy hóa sẽ dễ hình thành các mảng bám động mạch và đấy là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

8. Uống sữa không béo. Sữa tách béo luôn là lựa chọn hàng đầu với những người muốn giảm cân nhưng thực tế không phải vậy. Khi chất béo được chiết xuất từ sữa, vitamin sẽ đi cùng với chúng, được thay thế bằng các chất tổng hợp và thật sự không hoàn toàn tốt cho bạn. Nhiều nhà sản xuất “tăng cường” sữa không béo bằng cách thêm vào sữa bột, chất này có thể làm oxy hóa cholesterol trong sữa. Chưa có bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào, nhưng theo nhiều nghiên cứu, động vật tiêu thụ cholesterol bị oxy hóa sẽ dễ hình thành các mảng bám động mạch và đấy là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

 

9. Không để ý đến tư thế của bạn Tư thế đúng nghĩa là vị trí đối xứng của tất cả các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể. Hãy chăm sóc cột sống của bạn - điều chỉnh lại chiếc ghế mình ngồi mỗi ngày và theo dõi nó một cách sát sao.  Chiều cao của ghế phải tương ứng với chiều dài của đùi và ghế phải chắc chắn. Phần mông của bạn phải lấp đầy không ít hơn 2/3 ghế. Phần lưng của ghế phải vừa vặn với cột sống của bạn. Tựa lưng vào ghế sao cho cột sống của bạn được đặt chắc chắn vào nó. Đảm bảo bả vai của bạn được đưa vào gần nhau, vai của bạn ngang bằng và bụng của bạn được thư giãn. Đừng bắt chéo chân - điều này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Di chuyển nhẹ nhàng để cột sống của bạn không đập mạnh vào lưng ghế. Giữ tư thế dồn trọng lượng lên hông trong khi đầu hướng về phía trước và hướng lên trên. Đừng vội thay đổi tư thế khi bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu. Hãy để các cơ của bạn quen với vị trí chính xác. Để biết chi tiết hơn về tư thế ngồi, mới bạn tham khảo thêm ở bài viết này:

9. Không để ý đến tư thế của bạn. Tư thế đúng nghĩa là vị trí đối xứng của tất cả các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể. Hãy chăm sóc cột sống của bạn - điều chỉnh lại chiếc ghế mình ngồi mỗi ngày và theo dõi nó một cách sát sao.

Chiều cao của ghế phải tương ứng với chiều dài của đùi và ghế phải chắc chắn. Phần mông của bạn phải lấp đầy không ít hơn 2/3 ghế. Phần lưng của ghế phải vừa vặn với cột sống của bạn. Tựa lưng vào ghế sao cho cột sống của bạn được đặt chắc chắn vào nó. Đảm bảo bả vai của bạn được đưa vào gần nhau, vai của bạn ngang bằng và bụng của bạn được thư giãn. Đừng bắt chéo chân - điều này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu của bạn. Di chuyển nhẹ nhàng để cột sống của bạn không đập mạnh vào lưng ghế. Giữ tư thế dồn trọng lượng lên hông trong khi đầu hướng về phía trước và hướng lên trên. Đừng vội thay đổi tư thế khi bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu. Hãy để các cơ của bạn quen với vị trí chính xác.

Để biết chi tiết hơn về tư thế ngồi, mời bạn tham khảo thêm ở bài viết này: 7 cách giúp bạn giữ đúng tư thế khi phải ngồi làm việc nhiều

 

10. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ Nhiều người trong chúng ta thích ngủ ở tư thế nghiêng hoặc sấp để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau, một số tác động sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời. Khi bạn ngủ nghiêng, ở tư thế thai nhi, bạn sẽ vô tìnhngăn cản cơ hoành di chuyển tự do, gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm đau lưng và các vấn đề về phổi. Ngược lại, nằm sấp còn nguy hiểm hơn vì nó gây áp lực lên tất cả các cơ quan của bạn, về lâu dài dẫn đến tổn thương thần kinh và các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, tư thế nằm ngữ khi ngủ là tốt nhất vì đó là cách tự nhiên nhất khiến chúng ta cảm thấy thoải mái chìm vào giấc ngủ.

10. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ. Nhiều người trong chúng ta thích ngủ ở tư thế nghiêng hoặc sấp để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau, một số tác động sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời. Khi bạn ngủ nghiêng, ở tư thế thai nhi, bạn sẽ vô tình ngăn cản cơ hoành di chuyển tự do, gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm đau lưng và các vấn đề về phổi. Ngược lại, nằm sấp còn nguy hiểm hơn vì nó gây áp lực lên tất cả các cơ quan của bạn, về lâu dài dẫn đến tổn thương thần kinh và các vấn đề về tim mạch. Vì vậy, tư thế nằm ngửa khi ngủ là tốt nhất vì đó là cách tự nhiên nhất khiến chúng ta cảm thấy thoải mái chìm vào giấc ngủ.

Tú Ân (theo Brightside)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI