PNO - Làng tương Bần truyền thống Hưng Yên chỉ cách Hà Nội khoảng 25km.
![]() |
Làng nghề tương Bần Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25km thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Theo người dân địa phương, người ở đây làm nghề tương Bần từ bao năm, "ông bà truyền cho bố mẹ, bố mẹ truyền cho con, con truyền cho cháu". Từ xa xưa tương Bần là thứ sản vật ngon được dùng để tiến vua. |
![]() |
Đến thăm làng nghề, bạn sẽ ồ lên thích thú trước hàng dài lu (chum) đặt khắp trước sân, sau ngõ. |
![]() |
Đến làng nghề tương Bần du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về quy trình nấu ra món nước chấm truyền thống này. Nguyên liệu làm tương Bần khá đơn giản gồm nếp, đậu nành, muối... song để ra món nước chấm quen thuộc phải tốn nhiều công đoạn và thời gian. |
![]() |
Để có 1 chum tương Bần cần trải qua 3 công đoạn chính là cho xôi lên mốc, ngả đỗ (làm tương) và ủ tương. Đầu tiên, người nấu sẽ cho nếp ngâm sạch rồi đem đi nấu chín thành xôi dẻo. Khi xôi chín, xới ra nia và để đó khoảng 2 ngày 2 đêm đến khi xôi lên mốc vàng, dùng tay xốc rời xôi - chúng ta đã có mốc nếp. |
![]() |
Đậu nành (tương) rửa sạch, loại bỏ các hạt lép, mốc, để ráo, rang chín đậu nành với lửa nhỏ. Khi rang xong, để nguội, xay nhỏ đậu nành. Cho bột đậu nành, nước, một ít mốc (nếp), muối vào chum, quậy đều, đậy nắp, phơi nắng 1-2 ngày. |
![]() |
Lấy nước đỗ tương ngâm trong chum sành tưới lên phần xôi nếp lên mốc thật đều rồi để 1 ngày 1 đêm nữa. Đủ thời gian thì cho nếp vào chum đỗ cùng với muối tinh khuấy đều và mang đi phơi nắng. Nắng càng to thì tương chín càng sánh, vàng. Trường hợp ngược lại, tương sẽ bị xỉn màu, mùi thơm ít hơn và lâu ngấu. |
![]() |
Theo người dân địa phương, tương Bần tại đây thường được phơi nắng trong khoảng 1 tháng. Suốt thời gian này người làm tương Bần hàng ngày phải mở chum, khuấy đều. "Chăm tương như chăm con mọn. Nắng thì mang ra phơi, mưa thì che bạt để nước mưa không lọt vào" - một người dân chia sẻ. |
![]() |
Khi thấy nước tương sánh lại có màu vàng đậm, vị ngọt đậm đà, hạt xôi nếp mềm ra thì tương đã ngấu. Lúc này người dân sẽ chiết sang chai, mối sỉ sẽ đến lấy. Song song việc bỏ mối cho thương nhân, mỗi hộ dân cũng bày 1 chiếc kệ nhỏ để bán cho du khách đến thăm. |
An Huỳnh
Ảnh: An Bùi
Chia sẻ bài viết: |
Trong hành trình xuyên Việt, Nha Trang là một thành phố biển không thể bỏ qua.
Dù cách khá xa Sài Gòn, nhưng chặng đường và những hoạt động trong chuyến đi phượt đến vịnh Vĩnh Hy vẫn là điều mà bạn nên một lần trải nghiệm.
Từ các loại trái cây thu hoạch mùa hè, bạn có thể tạo ra những món ăn, món nước mát lạnh vừa ngon miệng vừa hạ nhiệt cơ thể.
Mì danzi, mì bò, mì trứng hay mì lạnh là những món mì đặc trưng ở Đài Loan (Trung Quốc) mà du khách nhất định phải thử khi đến đây.
Chả cá Lã Vọng vừa được TasteAtlas xếp hạng thứ 2 trong danh sách 100 món cá nước ngọt ngon nhất thế giới.
Booking.com vừa gợi những điểm đến phù hợp với xu hướng du lịch bền vững trong năm 2025 tại Việt Nam.
"Cá ngừ ngon, mua về nấu bún đi chị" - tiếng chào mời của cô bán cá làm tôi nhớ món bún cá ngừ của má.
Ở rừng già Fraser’s Hill, CLB Nhiếp ảnh Thiên nhiên hoang dã Việt Nam - trực thuộc Hội Nhiếp ảnh TPHCM - đã từng bước chinh phục giải nhiếp ảnh quốc tế.
Tạp chí Lifestyleasia vừa giới thiệu 9 điểm bán phở bò Việt Nam ngon nhất ở Singapore.
Đặc trưng chè mặn là sự kết hợp hài hòa giữa phần nhân đậm đà và phần vỏ dẻo mềm, ăn kèm nước cốt dừa béo thơm, ngọt ngọt mặn mặn...
Pù Luông là vẫn còn giữ được những cách làm du lịch gần gũi, tự nhiên và chân thành.
Cà phê Ông Bầu chính thức ra mắt bộ sưu tập thức uống mới, mang đến trải nghiệm tươi mát và đầy cảm hứng cho người yêu thích sự mới lạ.
Tạp chí Time Out vừa chọn ra 24 toà nhà đẹp nhất thế giới trong đó thì có nhà cộng đồng gốm Bát Tràng ở Hà Nội.
Mưa Sài Gòn như một cái cớ để mỗi người chậm lại, ngồi xuống đâu đó, nhâm nhi món nước, ngắm phố phường.
Chuyên gia khuyến cáo không nên mặc quần jeans, jumpsuit, mang giày cao gót, trang sức to bản khi đi máy bay.
“Sự pha trộn giữa kiến trúc châu Á và châu Âu khiến cho Hà Nội là thành phố tốt nhất châu Á để đi bộ” - website Agoda nhận xét.
Kênh nhà Lê không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch của các triều đại phong kiến, mà còn góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lò lu Đại Hưng có tuổi đời hơn trăm năm. Nơi đây vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.