PNO - Thương ba bệnh nằm một chỗ nhiều năm nay, mẹ bị tật ở chân chẳng khi nào không đau nhức, Trần Thị Anh Thư tự "khép" cánh cửa đại học, chọn học cao đẳng để nhanh được đi làm, nhẹ gánh tiền học phí cho mẹ.
![]() |
Trần Thị Anh Thư chụp ảnh cùng mẹ là chị Phạm Thị Kim Loan (46 tuổi) bên ngoài hội trường Hội Liên hiệp Phụ Nữ TPHCM, nơi em vừa được nhận học bổng Nữ sinh hiếu học vượt khó của Báo Phụ Nữ TPHCM. Anh Thư là một trong 275 nữ sinh của chương trình được tuyên dương vì thành tích học tập tốt, vượt lên nghịch cảnh. Lúc này, em vừa mới khóc, mắt còn đỏ hoe. |
![]() |
Từ nhỏ, Anh Thư sớm nhận ra gia cảnh của mình không được như những bạn bè trang lứa. Mẹ bị sốt bại liệt năm 15 tuổi, đôi chân teo dần, yếu ớt. Ba em cũng bị sốt bại liệt từ năm 4 tuổi, đến vài năm trở lại thì bị tai biến, nằm một chỗ, không nói được. Sẵn mang nhiều bệnh từ trước, ba của Anh Thư thuộc vào ca bệnh viện "chê", trả về, mọi gánh nặng tài chính đều đổ lên vai mẹ với chiếc bàn may con con tại nhà. |
![]() |
Chị Kim Loan nói gia đình 3 người nhưng gần như rệu rã, chẳng biết cách nào để thấy tươi sáng hơn. "Nay con tốt nghiệp 12, vì thấy ba mẹ nghèo nên 2 tuần qua con xin làm thêm ở siêu thị. Chuyện học, bé cũng tự chọn trường cao đẳng vì thấy học phí đại học cao quá, lại mất nhiều thời gian, khó thể đi làm thêm. Tôi buồn vì không lo được, nhiều lúc ứa nước mắt thương con bé còn nhỏ mà sớm bươn chải", chị Loan nói. Đây là hình ảnh lúc chị thấy con gái nhận học bổng trở ra, vỡ oà vì nhờ phần học bổng, con có tiền mua thêm dụng cụ học tập để đến trường. |
![]() |
Chị Kim Loan đi lại khó khăn nhưng chị nói bản thân may mắn hơn chồng và nhiều người bởi còn có thể đi lại, giao tiếp. Điều khiến chị lo lắng là thời gian sắp tới của Anh Thư khi con vào cao đẳng, tiền học phí chị chưa có đủ, tiền mua thuốc men cho chồng vẫn nợ mới chồng nợ cũ, chị sợ con nản lòng, không đủ mạnh mẽ để học tiếp. |
![]() |
Cùng với Anh Thư, nhiều nữ sinh có hoàn cảnh khó khăn khác cũng được tiếp sức với phần học bổng từ Báo Phụ Nữ TPHCM. Trong ảnh là nữ sinh Quỳnh Hương, học lớp 7, Trường THCS Trần Huy Liệu cùng bà ngoại Nguyễn Thị Kim Lanh (65 tuổi). Bà Lanh cho biết từ nhỏ, ba mẹ Quỳnh Hương ly thân, cháu lớn lên dù không có điều kiện kinh tế tốt, không trọn vẹn tinh thương nhưng may mắn khi còn có ông bà kề cạnh, chăm lo. |
![]() |
Em Huỳnh Thị Thu Hoàng chăm chú theo dõi câu chuyện của hai bạn nữ sinh đang giao lưu trên sân khấu. Thu Hoàng cho biết từ nhỏ, sau khi ba mất, em hay hỏi vì sao mình không có ba, vì sao gia đình không được như các bạn bè đồng trang lứa. Câu hỏi đó cứ đeo đuổi mãi những năm tiểu học, đến khi lên trung học, Thu Hoàng thấy mẹ làm lụng vất vả để nuôi 2 anh em, nhiều lúc buồn cũng không biết nói cùng ai nên em thương, hiểu cho nỗi lòng của mẹ. Thu Hoàng nuôi ước mơ giành được học bổng để đi du học, thành tài để phụng dưỡng mẹ. |
![]() |
Với những gia đình có điều kiện, dường như nỗi lo chọn ngành học, chọn nghề dễ thở hơn. Còn với những em sinh ra trong gia đình khốn khó, mỗi quyết định đều phải cân nhắc, có khi tạm gác ước mơ. Như Nguyễn Ngọc Phương Thảo, học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố, ba em mất sức lao động sau đợt tai biến mạch máu não, mẹ với xe bánh mì nhỏ bữa đông, bữa vắng khách. Em thích học vẽ, muốn thi ngành thiết kế nhưng suy tính khá nhiều vì học phí của ngành cao, sợ mẹ càng thêm vất vả. Phương Thảo có nghĩ đến chuyện nếu không đủ điều kiện học, em sẽ theo xe bánh mì của mẹ và tìm thêm món hàng nào đó để buôn bán. Thời gian qua, em có thử làm một số đồ handmade để bán kiếm tiền và cũng nhận về một số lời khen. |
![]() |
Cầm trên tay giấy chứng nhận nữ sinh vượt khó học giỏi, Phương Thảo nói đôi lúc, vì gia đình khó khăn, em tạm gác điều mà em mong muốn thực hiện để chọn một việc khác phù hợp với hoàn cảnh. "Buồn thì có buồn nhưng em luôn lạc quan, em thấy bản thân cũng còn may mắn hơn nhiều bạn khác. Cứ cố gắng, em nghĩ ngày mai sẽ tốt hơn", Phương Thảo chia sẻ. |
![]() |
Em Trần Thị Doanh Doanh, học sinh lớp 9 Trường THCS Võ Thành Trang, quận Tân Phú khóc khi được gợi về hoàn cảnh cuộc sống hiện tại. Bên cạnh em là bà nội, người cưu mang, lo lắng cho em suốt nhiều năm qua. Thường ngày, hai bà cháu đi bán vé số để có đồng ra, đồng vào. Dù khó khăn, bà của Doanh Doanh muốn em vẫn phải đến trường để có con chữ, mai sau tự nuôi sống bản thân, không phải vất vả như cuộc đời của bà. |
![]() |
Ba qua đời vì COVID-19, chỉ còn mẹ đang làm công nhân, gồng gánh đồng lương ít ỏi để nuôi 3 anh chị em, Minh Như, học sinh chuyên Văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong vui vì được nhận học bổng trước thềm năm học mới. Em nói trở ngại trong cuộc sống không phải là điểm dừng, mà là động lực để em cố gắng hơn. Mỗi lần cảm thấy khó khăn, em nhìn vào sự nỗ lực, cố gắng của mẹ để bản thân tiếp tục học tập, phấn đấu. |
![]() |
Câu chuyện của các nhân vật tại buổi trao học bổng khiến nhiều người có mặt xúc động. |
![]() |
Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TPHCM trao quà cho các nữ sinh vượt khó học giỏi. Tại buổi trao học bổng, bà Lý Việt Trung chia sẻ: "Quỹ học bổng chỉ mong chia sẻ bớt gánh nặng cho những gia đình khó khăn, góp một phần nhỏ tạo cơ hội cho các em nữ sinh có những đổi thay trong cuộc sống". |
![]() |
Chương trình học bổng Nữ sinh hiếu học vượt khó được Báo Phụ Nữ TPHCM thực hiện từ năm 1991, ban đầu chỉ với 61 suất. Đến nay, sau 31 năm thực hiện với hơn 8.500 suất học bổng, tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng, nhiều ước mơ đã được chương trình chắp cánh, nhiều hoàn cảnh đã được động viên, sẻ chia kịp thời. |
Diễm Mi - Tam Nguyên
Chia sẻ bài viết: |
UBND phường Sài Gòn vừa phát động hội thi thiết kế biểu trưng (logo) với chủ đề “Phường Sài Gòn – Hội tụ và Tỏa sáng”.
Thông qua giải Pickleball, ban tổ chức kêu gọi cộng đồng cùng chung tay ủng hộ để lắp quạt trần cho các trường học ở vùng cao Nghệ An.
Nguyễn Đình Lượng từ Hải Phòng vào An Giang hoạt động cho vay nặng lãi với lãi suất 304%/ năm vừa bị công an khới tố.
Ngày 5/7, Hệ thống Tiêm chủng VNVC bắt đầu triển khai tiêm vắc xin thế hệ mới giúp phòng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu gây ra...
Ngày 4/7, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh 1 người đàn ông liên tục đánh, đạp vào đầu 2 thiếu niên gây xôn xao dư luận.
Ông Hồ Đại Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (cũ), bị cáo buộc đánh bạc 95 lần tại khách sạn Pullman với tổng số tiền hơn 7 triệu USD.
Sáng sớm, chị T. (42 tuổi, trú xã Thăng Bình, TP Đà Nẵng) vừa thức dậy thì bị 1 nam thanh niên đeo khẩu trang che mặt dùng dao kề vào cổ.
Grace không chỉ là một dự án đào tạo mà còn hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ phát triển bền vững cho nghề chăm sóc không y tế.
Cơ quan khí tượng cảnh báo cấp 1 rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá; đồng thời đề nghị cơ quan, ban ngành, người dân chú ý phòng tránh.
Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng xây dựng bãi đáp trực thăng tại xã Trà Tập (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cũ) với kinh phí 7 tỉ đồng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão.
Tỉnh An Giang mở tuyến xe tải từ Long Xuyên-Rạch Giá và ngược lại để phục vụ nhu cầu đi lại cho 253 cán bộ, công chức tỉnh An Giang cũ.
Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, 38 công dân về nước có nhiều vi phạm trong xuất, nhập cảnh, lao động trái phép tại các công ty cờ bạc ở Campuchia.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị giảm án cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu do nộp thêm 768 tỉ đồng khắc phục hậu quả.
Greenwashing: những chiếc áo màu xanh được khoác lên hàng hóa, thương hiệu không phải để phản ánh đạo đức thật sự mà để che lấp khoảng trống đạo đức bên trong.
Không thể có con với nhau, vợ chồng Võ Đức Duẩn (45 tuổi) và Vang Thị Hạnh (43 tuổi) ở Nghệ An đã lập mái ấm nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi.
Dù thị trường lao động tại TPHCM ngày càng mở rộng nhưng hàng ngàn lao động trẻ vẫn đang chật vật tìm việc làm.
Liên quan đến vụ án sản xuất và buôn bán sữa giả HIUP, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố 10 bị can.