Thiếu một gen trong quá trình tiến hóa làm tăng nguy cơ đau tim ở người

13/08/2019 - 16:30

PNO - Các cơn đau tim tương đối phổ biến đối với con người, nhưng lại hiếm gặp ở động vật.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí PNAS chỉ ra rằng, việc mất một gen duy nhất trong lịch sử tiến hóa, có thể là một trong những lý do khiến chúng ta dễ lên cơn đau tim.

Theo bài viết, những bệnh tim mạch nguy hiểm nhất ở người có xu hướng xuất phát từ chứng xơ vữa động mạch, hay sự tích tụ của chất béo trong động mạch. Đây là yếu tố chịu trách nhiệm cho một phần ba số ca tử vong trên toàn thế giới. 

Thieu mot gen trong qua trinh tien hoa lam tang nguy co dau tim o nguoi
 

Các tác giả từ Đại học bang California tại San Diego (Mỹ) nói rằng, mặc dù con người có một số “yếu tố môi trường và hành vi” góp phần vào nguy cơ đau tim, sự thiếu hụt đột biến gen đặc trưng gọi là CMAH có thể đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ hình thành bệnh.

Ở động vật có vú (trừ con người), gen CMAH giúp tạo ra phân tử đường a-xít sialic có tên Neu5Gc. Trong phòng thí nghiệm, nhóm chuột được biến đổi gen để bất hoạt CMAH có nguy cơ xơ vữa động mạch nhiều gấp đôi so với những con chuột bình thường. 

Thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ajit Varki nhận xét: “Dường như nguy cơ đau tim hình thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả đột biến gen. Điều này có thể giúp giải thích tại sao ngay cả người ăn chay, không có bất kỳ yếu tố nguy cơ tim mạch rõ ràng nào khác vẫn rất dễ bị đau tim và đột quỵ”.

 Linh La 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI