Sự ghẻ lạnh của những buổi biểu diễn “0 đồng”

27/10/2015 - 09:04

PNO - Có một kiểu biểu diễn chúng ta không phải tốn một xu nào để xem nhưng một số người vẫn tỏ ra khó chịu vì người nghệ sĩ…

Một vở nhạc kịch, một buổi karaoke, một liveshow của ca sĩ đó là những gì người ta có thể nghĩ đến khi muốn giải trí bằng âm nhạc. Song có một loại hình nghệ thuật dù việc trả tiền để xem hay không là tùy ở mỗi người. Tuy nhiên, khác với sự đón nhận của thế giới với tên gọi “biểu diễn âm nhạc đường phố”, tại Việt Nam cái gọi là “mưu sinh bằng nghiệp cầm ca” khiến không ít khán giả tỏ ra lạnh nhạt, hờ hững.

Biểu diễn âm nhạc đường phố tại Việt Nam không mang cái tên mĩ miều như chính bản thân nó. Chúng ta không nói đến những nhóm bạn trẻ thường hay biểu diễn âm nhạc trên đường phố với beatbox, rap, hay chỉ đơn giản là một cây guitar, một trống cajon... Và sau đó, cả nhóm cùng ngân nga một bản ballad hoặc điệu nhạc vui tai tại các công viên, phố đi bộ…

Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
Âm nhạc đường phố đối với các bạn trẻ này thường mang tính giao lưu, giải trí. Và đối với họ thật không khó để thu hút đám đông, người qua đường không chỉ xem mà còn trầm trồ, tán thưởng.
Su
Âm nhạc đường phố của một thế giới khác "tối màu" hơn. Đối với họ biểu diễn âm nhạc không chỉ là để “cho vui” mà đó là mưu sinh. Họ là những người bán kẹo kéo hay những người bán vé số.
Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
Trước những quán ăn, họ kéo những thùng loa, chiếc mic rong ruổi khắp nẻo đường biểu diễn…
Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
…giữa lúc khán giả đang bận làm chuyện khác: ăn uống, trò chuyện chứ không phải là thưởng thức âm nhạc. Vậy mà họ vẫn kiên trì biểu diễn...
Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”

Đó có thể là cách họ sống với đam mê nhưng tại một thời điểm chưa thích hợp, một bối cảnh chưa đủ đầy. Những người đó dù cũng lấy âm nhạc, tài nghệ để mưu sinh nhưng họ khác xa lắm với những thần tượng, những ca sĩ tỏa sáng trên những ánh đèn sân khấu.

Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
Có thể họ hát không hay, không diễn xiếc điệu nghệ bằng những diễn viên xiếc, nhưng họ vẫn mưu sinh bằng nghề đó với một cái tâm - chân chính và khát vọng trong cuộc sống túng quẫn, nghèo khó.

Chỉ với điều đó thôi, họ đã trở nên tốt đẹp hơn bao người giả vờ sống bằng lòng thương hại của kẻ khác hoặc tệ hơn là những kẻ “đầu trộm đuôi cướp”. Họ thật sự xứng đáng nhận được chí ít là những cái vỗ tay từ khán giả.

Một số người cho đó là phiền toái, có thể họ đúng. Song nếu là Việt Nam chỉ đơn thuần biểu diễn âm nhạc trên đường phố trong một không gian khá “kén” người xem và cả người ủng hộ thì đúng thật là “nan giải” cho chuyện mưu sinh.

Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”

Điều này đã khiến họ phải kiếm cơm theo cách khác: biểu diễn âm nhạc đường phố không chỉ bằng giọng hát mà bằng cả đôi chân. Nó khác xa việc đứng yên một chỗ chờ những tấm lòng như những nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc đường phố các nước khác.

Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
Chúng ta, hàng ngày đã gặp biết bao trường hợp như thế, trong những quán nhậu, trên những con hẻm, những nơi đông đúc họ hát, diễn trò sau đó mời kẹo bánh. Song rất nhiều trong số chúng ta đã hờ hững với họ, với buổi biểu diễn mà họ tâm huyết tập luyện vì “gánh nặng” phải mua một vài cây kẹo kéo, một vài tờ vé số.

Người ta có thể bỏ ra vài trăm thậm chí vài triệu để xem một buổi biểu diễn ca nhạc của những nghệ sĩ nổi tiếng. Nhưng đối với một số người, họ thật khó khăn khi phải bỏ tiền ra mua vài cây kẹo kéo hoặc chỉ là tràng pháo tay sau khi buổi biểu diễn của những người hát rong kết thúc.

Su ghe lanh cua nhung buoi bieu dien “0 dong”
Chỉ một vài suy tính thiệt hơn như thế, không ít người trong chúng ta đã vô tình “lướt” qua những con người đang chật vật mưu sinh. Họ xứng đáng được gọi là “nghệ sĩ”, đơn giản vì những mảnh đời ấy đã lao động một cách chân chính vì nghệ thuật.

Những kiếp người hát rong, diễn xiếc rong kéo xe khắp quán ăn, nẻo đường mỗi ngày. Đối với họ, niềm vui bán được cây kẹo kéo, bán được tờ vé số có thể chỉ là một phần trong niềm vui được hát, được thể hiện những tài lẻ của mình trước đám đông khán giả.

Song đến khi nào những khán giả bất đắc dĩ mới thật sự đón nhận họ, mới thực sự “thưởng thức” phần trình diễn của họ bằng một cái tâm? Lúc ấy những nghệ sĩ đường phố mới có thể vui trọn vẹn vì công việc họ đang làm.

Quỳnh Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI