Quan hệ Việt - Nhật sẽ phát triển rất mạnh nhưng không phải là phép mầu nếu chúng ta chậm bước

07/06/2017 - 16:00

PNO - Quan hệ Nhật Bản và Việt Nam ngoài chuyện kinh tế còn là câu chuyện liên minh chiến lược. Ngay cả khi hiệp định TPP không có Mỹ, Việt Nam vẫn thấy Nhật là đối tác chiến lược.

Chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23 của Thủ tướng từ ngày 4 đến 8/6 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thể hiện rõ thông điệp Việt Nam (VN) muốn hòa nhập với thế giới ở trình độ rất cao, đối tác rất mạnh và mời gọi các đối tác mạnh khác nữa đến VN. 

Quan he Viet - Nhat se phat trien rat manh nhung khong phai la phep mau neu chung ta cham buoc
 GS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Người Nhật Bản (NB) thận trọng, quan sát rất kỹ. Khi 1.500 doanh nghiệp (DN) NB tham dự cuộc gặp mặt với Thủ tướng, cam kết đầu tư lên đến mấy chục tỷ USD, đây là một bằng chứng rất rõ cho thấy triển vọng cải cách VN dưới lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ đang mở ra cho họ những cơ hội thật sự.

Gần đây, Thủ tướng đã tập trung rất cao vào cải tạo và giải phóng, tạo điều kiện cho DN tư nhân nỗ lực phát triển. Những việc Chính phủ làm và kết quả đạt được đã có sức thuyết phục để DN NB đến gặp Thủ tướng với một tâm thế hào hứng như vậy.

Quan hệ NB và VN ngoài chuyện kinh tế còn là câu chuyện liên minh chiến lược. Ngay cả khi hiệp định TPP không có Mỹ, VN vẫn thấy Nhật là đối tác chiến lược. Trong tinh thần như vậy, VN và NB sẽ thúc đẩy phát triển mối quan hệ lên cao, đây là cơ sở giúp VN và NB có bước tiến mạnh. Hai bên cần cả quá trình để phát huy hợp tác, đầu tư. Khởi động này có thể tin cậy được nhưng không phải là một cú “ăn ngay” mà còn chứa đựng rủi ro nếu chúng ta làm chậm. 

Những điều này được xem là khởi động chứ không thể bùng nổ phát triển ngay lập tức. Thực lực kinh tế VN vẫn còn yếu và muốn bùng nổ thì DN VN phải mạnh lên, DN phải tiếp cận công nghệ cao, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Kinh tế thế giới biến đổi rất nhanh, nếu mình yếu chắc chắn sẽ không theo kịp. Vì vậy, Việt Nam phải thực hiện nhiều cải cách cơ cấu kinh tế để chuẩn bị bước vào giai đoạn công nghệ cao. 

DN VN lâu nay tháo vát, nhanh nhẹn nhưng môi trường, chính sách, cơ chế kinh doanh lại khiến DN thích làm ăn ngắn hạn, thích đầu cơ hơn là đầu tư lâu dài. Bây giờ, VN cần phải thay đổi, hướng theo kiểu làm ăn bài bản và công nghệ cao. Đây là bước chuyển rất trọng tâm nhưng đầy khó khăn trong quá trình tái cơ cấu, đòi hỏi Nhà nước phải thay đổi. 

Điều quan trọng là DN phải thấy rằng chính mình không thể làm ăn theo kiểu cũ và đòi Chính phủ phải thay đổi theo tinh thần thị trường. DN không “xin - cho” chính sách mà phải đòi hỏi cơ chế chính sách đáp ứng mình, như vậy mới gây nên áp lực buộc Nhà nước thay đổi. Chỉ khi hai bên phối hợp được như vậy, kết quả thay đổi sẽ nhanh và tích cực hơn.

Hơn nữa, trong cộng đồng ASEAN hiện nay, nếu ta thay đổi chậm thì chẳng những không nắm bắt cơ hội đang mở ra trước mắt mà còn gánh chịu nhiều rủi ro khác. Khi cả thế giới cùng chuyển sang công nghệ cao, những nước đi sau sẽ gánh rủi ro rất lớn, như rủi ro tiền tệ, rủi ro năng lực cạnh tranh… Ngoài ra, chúng ta cũng lưu ý, Trung Quốc là nước cải cách cơ cấu rất mạnh. Họ thừa hàng hóa, thừa công nghệ cũ - là công nghệ mà họ muốn vứt đi. 

VN cải cách cơ cấu chậm, chúng ta sẽ nhận những hệ quả của quá trình cải cách ở nước này. Trong bối cảnh như thế, việc liên kết với đối tác chiến lược NB để chúng ta mạnh lên, có công nghệ mới, cũng là một phần quan trọng trong việc phòng chống lại những tác động tiêu cực. NB thích phát triển công nghiệp chế tạo, khi họ đầu tư mạnh vào VN, công nghiệp chế tạo sẽ lan tỏa sang các ngành công nghiệp bổ trợ. 

Đây là cơ hội để chúng ta bắt lấy, liên kết với họ thành những chuỗi, mảng rất quan trọng. Bên cạnh đó, việc này còn lan tỏa sang ngành xuất khẩu nông nghiệp, đặc biệt là nông sản thực phẩm. Ngoài ra, NB và VN có quan hệ gắn bó về văn hóa, lịch sử, nếu VN phát triển được du lịch theo hướng chăm sóc nghỉ dưỡng thì sẽ thu hút khách NB. 

Ở phương diện thực tiễn, NB tài trợ ODA vào VN rất lớn - một phần quan trọng giúp VN tạo nền tảng sắp tới. Chính điều này cho thấy khả năng thu hút đầu tư, tăng cường thương mại giữa hai nước sẽ có một chuyển động rất mạnh.

Sau chuyến đi Mỹ, Thủ tướng đã đến NB. Chuyến đi Mỹ vừa rồi của Thủ tướng đã đạt được mục tiêu có những cam kết, chương trình kết nối; gia tăng thương mại, thúc đẩy đầu tư. Việc đầu tư từ Mỹ rất quan trọng vì đây là đầu tư đẳng cấp cả theo nghĩa công nghệ và nghĩa bình thường. Ẩn sau đó là động lực thúc đẩy VN tiến lên con đường hiện đại, hội nhập. 

Chuyến viếng thăm chính thức NB của Thủ tướng cũng có ý nghĩa tương tự. Dù trong điều kiện bất thường, xu hướng bất lợi, chúng ta vẫn chứng minh được tinh thần hội nhập của VN với những đối tác cao nhất, mạnh nhất. Đó là những đối tác có thể làm xoay chuyển tình thế phát triển của VN. 

Chuyến đi của Thủ tướng đạt được nhiều mục đích về vị thế quốc gia, an ninh, quan hệ ngoại giao. Song ở khía cạnh kinh tế, Thủ tướng thể hiện rõ thông điệp VN muốn hòa nhập với thế giới ở trình độ rất cao, đối tác rất mạnh, mời gọi các đối tác mạnh khác nữa đến VN. 

Thủ tướng đã bắn “ngoại giao đại bác” sang nước Nhật

Thủ tướng đang bắn “ngoại giao đại bác” sang NB, tạo nên tiếng vang lớn và sức lan tỏa rộng khắp, mang đến lạc quan, niềm tin, sự cam kết về môi trường kinh doanh ở mức thượng tầng. 

Người NB có đặc tính làm việc trên nền tảng tin tưởng rồi mới có mối quan hệ sâu đậm hơn. Chuyến đi của Thủ tướng đã tăng cường điều đó. Khi DN yên tâm; xúc tiến thương mại, đầu tư hai nước tốt hơn, du lịch cũng phát triển ồ ạt thông qua những chuyến công tác hoặc vừa công tác vừa dẫn người thân cùng đi du lịch.

Trước đây, du khách NB sang VN chỉ tham quan những thành phố lớn. Bây giờ, có những đoàn vừa khảo sát làm ăn vừa kết hợp du lịch tại các vùng “lạ” như Sóc Trăng, Bạc Liêu… Qua chuyến đi của Thủ tướng và những kênh tiếp xúc như vậy, các vùng miền có thế mạnh về lịch sử, văn hóa ở nước ta sẽ được những đoàn khảo sát NB tìm đến. 

Chỉ từ đầu năm đến nay lượng khách VN sang NB và từ phía NB sang VN đã tăng gấp năm lần so với năm 2012. Đây là con số rất ấn tượng thể hiện sự phát triển gắn bó giữa hai nước. 

Nhan Phương - Điều phối viên của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản JNTO tại Việt Nam, phụ trách thị trường phía Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam sẽ hoạt động thuận lợi hơn

Tôi rất quan tâm chuyến đi của Thủ tướng VN sang thăm NB vì ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là ảnh hưởng văn hóa giữa hai nước. 

Công ty tôi phát hành ấn phẩm Khám phá Nhật Bản tại VN và có dự án tặng truyện tranh của NB cho trẻ em VN… Khi quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp, mối quan tâm của người dân hai nước dành cho nhau sẽ tăng lên. Ấn phẩm tôi phát hành cũng sẽ tăng, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của DN tôi từ nay về sau sẽ tốt hơn.

DN vừa và nhỏ như tôi rất muốn sang VN phát triển. Song VN có những quy định chưa cụ thể, rõ ràng. Nếu sắp tới VN cải cách được những điều này thì DN NB tại VN sẽ thuận lợi hơn. 

 - CEO More Production Vietnam

 GS-TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI