'Tôi muốn trở thành viên gạch nung đúng nghĩa'

07/02/2020 - 08:16

PNO - Cái gì minh bạch thì càng rõ ràng, càng tạo niềm tin. Không chỉ trong Đảng mà trong các hoạt động kinh tế, sinh hoạt gia đình… cũng thế. Xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao, đòi hỏi đó là tất yếu.

Khi được tòa soạn phân công tìm một đảng viên để mở đầu câu chuyện đầu năm, không biết vì lý do gì, tôi nghĩ ngay tới ông Diệp Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op.

Có lẽ, vì ông được sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, là con trai của nhà báo, liệt sĩ Trần Huân Phương và nữ biệt động thành Diệp Tú Anh. Cũng có thể vì tên ông là Diệp Dũng, chứ không phải là Trần Diệp Dũng như người anh Trần Diệp Tuấn của mình. Diệp Năng Giao - người cậu ruột tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, đi biền biệt không về. Theo lời trăng trối của ông ngoại trước khi mất, mẹ ông đã để người con trai thứ hai mang họ Diệp. 

Ông
Ông Diệp Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op

Cũng có thể, vì ông là một đảng viên làm kinh tế, nên tôi muốn ngồi nghe ông nói về Đảng, về một câu chuyện mà không ít người nghĩ rằng giáo điều, khô cứng, trong những ngày tháng Hai, đúng vào dịp tết Nguyên đán và Đảng ta cũng vừa tròn 90 tuổi (3/2/1930 - 3/2/2020).

“Nếu cô chú nói mình là người của Đảng Cộng sản, nhất định, con sẽ theo Đảng Cộng sản”

Phóng viên: Gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới thái độ chính trị của mỗi người. Với ông thì sao?

Ông Diệp Dũng: Cha hy sinh khi mẹ đang mang bầu tôi. Vì mẹ phải tiếp tục hoạt động nội thành, mới 10 tháng tuổi, tôi đã được gửi về cho ông bà ngoại ở Hội An chăm sóc; anh Diệp Tuấn được gửi sang Campuchia cho cơ sở cách mạng nuôi nấng; mãi đến cuối năm 1973, đầu năm 1974, ba mẹ con mới đoàn tụ ở Sài Gòn. Tôi còn nhớ, trong căn nhà nhỏ ở phường Bình Thới, quận 11 ấy, các cô chú bạn bè cha mẹ hay đến thăm và kể cho hai anh em nghe nhiều câu chuyện liên quan đến phong trào đấu tranh thời bấy giờ, chẳng hạn chuyện một cậu thiếu niên tên là Tiểu Minh, tham gia kháng Nhật cứu nước và làm giao liên ra sao. Những câu chuyện cứ thế nung nấu, hun đúc trong lòng đứa trẻ, tình yêu cách mạng ngày càng lớn dần thêm, một cách hết sức tự nhiên.

Thời đó, gia đình có một người cậu họ làm giáo viên cho một trường dạy tiếng Hoa. Mẹ nhờ cậu trông anh Diệp Tuấn (lúc đó mới từ Campuchia về) nên cậu đành dắt anh theo vào lớp học. Có một lần, cậu vô tình hỏi cả lớp: “Chính quyền của nước nào không tốt?”. Anh Tuấn giơ tay phát biểu: “Đế quốc Mỹ”. Ông cậu tái mặt. May mà, trường đó là một trong những cơ sở cách mạng của ta.

Để nói, ý thức về công cuộc chống ngoại xâm của chúng tôi đã có từ trước khi đất nước thống nhất. Trước ngày 30/4/1975 khoảng một tuần, mẹ và các cô chú dạy hai anh em hát Em bé giải phóng quân. Trưa 30/4, mẹ đi giành chính quyền quận 11 rồi bàn giao cho lực lượng chính quy. Cũng trong chiều hôm ấy, ngay tại khóm 2, phường Bình Thới, một sân khấu dã chiến được dựng lên. Tôi và Diệp Tuấn đứng ra giữa sân khấu hát bài Em bé giải phóng quân, bên dưới có rất nhiều người dân. Lúc đó, tôi mới 8 tuổi, anh Tuấn 9 tuổi, có lẽ là những thiếu niên đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất hát ca khúc này. 

Mừng là đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng nếu cuộc chiến còn kéo dài, có lẽ, chỉ vài năm sau đó, chúng tôi đã trở thành giao liên - như cậu bé Tiểu Minh kia. Đó là con đường không thể khác. Con đường cách mạng, con đường cha mẹ, cô chú xung quanh đã đi. 

Ảnh ghép gia đình ông Diệp Dũng
Ảnh ghép gia đình ông Diệp Dũng

* Nhưng một đứa trẻ 7-8 tuổi thì biết gì về Đảng, thưa ông?

- Ý thức về Đảng Cộng sản ở đứa trẻ có được bao nhiêu đâu, nhưng ý thức cách mạng thì có. Ở tuổi của chúng tôi lúc đó, Mỹ là không tốt. Những người chơi với Mỹ cũng không tốt. Vì thế, khi nghe những câu chuyện về công cuộc kháng chiến, chúng tôi đã nung nấu trong mình một niềm tin rằng, sau này lớn lên, mình cũng mong muốn được các cô chú tin tưởng, giao nhiệm vụ; rằng mình cũng phải chống ngoại xâm như các cô chú, như cha mẹ, ông bà đã từng. 

Thời ấy, chúng tôi gắn bó, thân thiết với mẹ, với các cô chú; cảm thấy đó là những con người có thể tin tưởng. Tôi nghĩ, tin tưởng Đảng, trước hết là tin vào những con người đó vì họ là hiện thân của Đảng. Trẻ con nhạy cảm lắm, đừng bảo không biết đúng - sai. Những con người đó mà sống không tốt, không gương mẫu, có gieo vào đầu mình cái gì đi chăng nữa thì mình cũng không theo. Niềm tin đó lớn đến nỗi tôi tự nói với lòng mình rằng, chỉ cần một ngày các cô chú nói mình là người của Đảng Cộng sản, sau này, con nhất định sẽ đi theo Đảng Cộng sản.

Sau ngày 30/4/1975, tôi hiểu gia đình tôi là gia đình cộng sản. Từ đó, cũng chính thức tham gia các phong trào thiếu niên, thanh niên. Hai anh em được gửi vào nuôi dạy ở trường liệt sĩ Lý Tự Trọng. Lúc đó, chúng tôi ý thức được, hiểu được về Đảng chút đỉnh. Biết Đảng lãnh đạo đất nước mình thống nhất đất nước, chủ trương, đường lối của Đảng, mình phải cố gắng làm theo. 

* Ông vào Đảng năm bao nhiêu tuổi?

- Là một trong những thanh thiếu niên điển hình của phong trào Đoàn Đội thời bấy giờ, tôi đã có cơ hội vào Đảng năm 18 tuổi, nhưng vào những lúc quyết định nhất, tôi lại chuyển công tác hoặc đi học ở một môi trường khác nên toàn trở thành đảng viên “hụt” cho tới năm 2004 mới thành hiện thực. Những lần “hụt” đó, buồn thì có buồn; nhưng tôi nghĩ, tôi vào Đảng không phải để mưu cầu cái gì, cứ cố gắng làm tốt phần việc của mình, chắc chắn một ngày mình cũng sẽ đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sớm muộn cũng sẽ vào, sẽ phải thế. Đó là truyền thống gia đình, là ý thức chính trị của mình. 

Chạm được vào Đảng, phải thông qua những con người của Đảng

* Trong suy nghĩ của ông, Đảng là một tổ chức như thế nào?

- Trong suy nghĩ của tôi, Đảng là một tổ chức có tư tưởng, đường lối, chính sách vì dân, vì người lao động chân chính. Nhưng để người dân chạm được vào Đảng, phải thông qua những con người của Đảng. Tư tưởng đó phải được con người của Đảng thực thi. Nơi nào có những đảng viên tốt, quần chúng chạm tới Đảng ở góc độ tốt. Ngược lại, nơi nào có đảng viên xấu, quần chúng chạm tới Đảng ở góc độ tiêu cực. 

* “Con người của Đảng” mà ông vừa nói trong những năm qua không ít người bộc lộ nhiều thiếu sót, tiêu cực; vì thế, mới dẫn đến công cuộc “đốt lò” mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiến hành từ Đại hội khóa XII đến nay. Tôi nhớ, có hơn 70 cán bộ cấp cao do Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, khiến người dân đồng lòng ủng hộ. Còn ông - trong tư cách đảng viên, cảm xúc của ông ra sao?

- Đó là những bước đi củng cố niềm tin của người dân với Đảng. Trong tư cách đảng viên, nếu nói trông chờ xử và kỷ luật nhiều hơn nữa, để trong sạch bộ máy thì mừng, nhưng một phần cũng buồn. Sao không buồn cho được? Trong số họ, có những người từng là mẫu người mà tôi học tập. Kể cả khi những sai phạm của họ được chỉ ra, không có nghĩa, tất cả những gì thuộc về họ không có thứ gì đáng để ta học tập. Trong phạm vi công việc được phân công, họ sai phạm như thế nào, vì động cơ gì, tổ chức sẽ tìm hiểu rõ. Nhưng có những giai đoạn mình gặp họ, khi đó họ còn trẻ, nhìn cách họ sống với anh em, cách họ hành xử như một đảng viên trong cương vị của họ, thấy họ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ... cũng tác động đến tôi chứ. Và ngay cả khi họ sai phạm, họ không đúng thì cách họ thành thật như thế nào cũng là cái để chúng ta nhìn lại chính bản thân mỗi chúng ta. 

* Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa XI bế mạc mà không có một cái tên cụ thể nào được đưa ra; cho đến lúc tổng bí thư nói “lần đầu tiên ta xử được tội hối lộ” trong cuộc tổng kết vào cuối năm ngoái và nhiều cái tên rất cụ thể là lãnh đạo cấp cao, ủy viên Trung ương, tướng công an và quân đội, thậm chí có cả phó thủ tướng… bị kỷ luật. Ông nghĩ gì về sự vận động đó?

- Tôi bao giờ cũng ủng hộ chuyện minh bạch. Cái gì minh bạch thì càng rõ ràng, càng tạo niềm tin. Không chỉ trong Đảng mà trong các hoạt động kinh tế, sinh hoạt gia đình… cũng thế. Xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao, đòi hỏi đó là tất yếu. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, càng đòi hỏi xã hội minh bạch. Trí tuệ nhân tạo lấy số liệu thống kê từ đầu vào, số liệu thống kê sai nghĩa là không minh bạch. Muốn làm cách mạng 4.0, phải minh bạch. 

Tôi bao giờ cũng ủng hộ chuyện minh bạch. Cái gì minh bạch thì càng rõ ràng, càng tạo niềm tin. Không chỉ trong Đảng mà trong các hoạt dộng kinh tế, sinh hoạt gia dình… cũng thế. Xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao, dòi hỏi dó là tất yếu. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước dang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, càng dòi hỏi xã hội minh bạch. Trí tuệ nhân tạo lấy số liệu thống kê từ dầu vào, số liệu thống kê sai nghĩa là không minh bạch. Muốn làm cách mạng 4.0, phải minh bạch.
Tôi bao giờ cũng ủng hộ chuyện minh bạch. Cái gì minh bạch thì càng rõ ràng, càng tạo niềm tin. Không chỉ trong Đảng mà trong các hoạt động kinh tế, sinh hoạt gia đình… cũng thế. Xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao, đòi hỏi đó là tất yếu. Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, càng đòi hỏi xã hội minh bạch. Trí tuệ nhân tạo lấy số liệu thống kê từ dầu vào, số liệu thống kê sai nghĩa là không minh bạch. Muốn làm cách mạng 4.0, phải minh bạch.


Học thật, sống thật và làm thật 

* Tôi nhớ, cha ông - liệt sĩ Trần Huân Phương - được đồng nghiệp tại báo Sài Gòn giải phóng gọi là “ba lão” vì ông sống thật, học thật và làm thật (trong tiếng Hoa, “lão” có nghĩa là “thật” - PV). Phải chăng, ba chữ “thật” đó đến giờ vẫn không hề cũ?

- Mẹ tôi kể, lúc ông còn sống, ông vẫn nói với bà: “Chiến tranh còn ác liệt và lâu dài, nếu anh chết trước, em ráng bớt đau buồn để có sức làm việc và nuôi dạy con nên người. Con của chúng ta phải được sống để trở thành những con người có ích cho xã hội và đi con đường mà cha mẹ chúng đã đi”. Trong gia đình, cha là hình tượng kiểu mẫu. Nói rộng ra ngoài xã hội, cha là một hình tượng đảng viên kiểu mẫu đại diện cho Đảng. Những đức tính đó đến giờ vẫn cần, không hề sáo mòn. Chúng tôi vẫn đang phấn đấu sống thật, học thật, làm thật, như lời cha dặn.

* Nhưng một nhà văn lão thành bước ra khỏi cuộc chiến tranh từng nói với tôi: “Chúng ta đã qua rồi một thời sống thật như vậy”. Thời đó, chữ “thật” gắn với sinh mệnh của đất nước, chữ “thật” hòa trong những mục tiêu chung, cao cả. Nhưng đất nước bây giờ đã khác, cái “thật” gắn với cái tôi nhiều hơn trong vòng quay của nền kinh tế thị trường… 

- Tôi không biết nhà văn đó là ai nhưng ông ấy nói đúng. Trong các nghị quyết Đại hội Đảng cũng nhận ra điều đó, ta đang cố gắng xây dựng một thể chế làm sao để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước là vì vậy. Sở dĩ, những tiêu cực diễn ra và có những đảng viên rất gương mẫu khi còn trẻ nhưng thay đổi dần, vì người ta thấy hiệu lực quản lý nhà nước không cao. Cái gì dễ quá, cũng dễ xuôi.

Ngày xưa, vì yêu cầu của lịch sử, của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên dẫn đường, cả dân tộc đi theo. Thời đó, khả năng tự ý thức rất lớn. Người ta sống có lý tưởng và vì một mục tiêu chung. Song, giờ đây, thời cuộc đã khác, con người bị “xé lẻ” trong vô vàn vòng quay của nền kinh tế thị trường, bắt đầu khác đi. 

Để nâng cao ý thức đảng viên, Đảng ta tiến hành song song công cuộc học tập và chỉnh đốn Đảng; đồng thời, đang cố gắng xây dựng một thể chế hiệu lực, hiệu quả thì mới quản lý được. Thành hay bại nằm ở công cuộc này. Ý thức có được thông qua con đường tuyên truyền; nhưng cơ chế kiểm tra, giám sát mà buông lỏng, không chặt chẽ, thì cũng như bàn tay có ngón ngắn ngón dài, sớm hay muộn cũng xuất hiện tiêu cực thôi. 

* Tôi muốn hỏi thật ông một điều, suốt chừng ấy năm, đã bao giờ ông cảm thấy hụt hẫng? Chẳng lẽ, đọc những thông tin cán bộ là đảng viên bị kỷ luật, bị vào tù... ông không dao động? 

- Nếu là một viên gạch, tôi muốn trở thành một viên gạch nung đúng nghĩa. Truyền thống gia đình, người cha linh thiêng trên trời và người mẹ gần 90 tuổi nhưng có tới hơn 70 năm tuổi Đảng; những năm tháng đã qua không cho phép tôi đi chệch khỏi lý tưởng mà cả đời cha mẹ, ông bà tôi đã đổ máu cho nó. 

Tất nhiên, khi đọc những thông tin như thế thì buồn; nhưng không phải vì hôm nay có một đại án liên quan đến đảng viên, ngày mai có một cái án khác được tuyên mà tôi thay đổi suy nghĩ của mình dành cho Đảng. Trong lòng mình, cái gì đúng vẫn là đúng. Đảng vẫn sắt son và mình vẫn dành trái tim nhiệt huyết nhất cho Đảng.

Đương nhiên, sự tin tưởng đó phải gắn liền với đấu tranh để loại bỏ những sai phạm. Thấy cái gì không đúng thì phải đấu tranh. Tôi nghĩ như vậy mới là tham gia xây dựng Đảng. Đảng cũng nhiều lần nhận sai chứ không phải một lần. Đâu phải thánh thần đâu mà không sai. Vấn đề là biết sai và sửa sai như thế nào.

* Cảm ơn ông. 


Đảng hiện diện khắp nơi

TPHCM là một đô thị đặc biệt của nước ta với 24 quận, huyện, hơn 10 triệu dân, chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,9% dân số nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đóng góp 22,83% GDP, hơn 29% tổng thu ngân sách. Thành phố hiện có hơn 132.751 doanh nghiệp tư nhân (vốn trong nước), chiếm hơn 97,15% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Tính đến hết tháng 6/2016, Đảng bộ thành phố có 1.081 tổ chức đảng với 18.687 đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong đó, có 571 tổ chức đảng doanh nghiệp tư nhân. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và ổn định đời sống cho hàng triệu lao động thành phố và nhiều địa phương trong cả nước, trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp của một bộ phận không nhỏ đảng viên.

Ông Diệp Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op
Ông Diệp Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op

“Họ có thể tham gia phản biện chính sách hoặc có thể tuyên truyền các chính sách của Đảng cho quần chúng. Ngoài ra, bản thân họ, vốn là những người không có quyền lực chính trị, vẫn phải mưu sinh và làm việc, đóng góp cho xã hội. Vì không có quyền lực chính trị nên không bị quyền lực tha hóa; nhiều khi, họ là hình mẫu cho anh em trong đơn vị học tập. Đảng hiện diện khắp nơi, chứ không phải lúc nào cũng ở trong khu vực nhà nước”.
 

 

Đậu Dung (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI