Nữ công nhân vệ sinh sẻ chia về hạnh phúc

17/03/2023 - 10:30

PNO - Ngày 16/3, Hội LHPN TPHCM tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Giá trị hạnh phúc” nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 với sự tham dự của 200 nữ công nhân vệ sinh môi trường.

May mắn vì có chồng làm cùng nghề

Chia sẻ chuyện mình, chị Nguyễn Thị Lan Phương (quận 4) kể, vợ chồng chị chung sống hơn 20 năm qua. Do áp lực công việc hoặc vấn đề kinh tế, cũng có lúc, chị cáu gắt, giận hờn, to tiếng. Những lúc như vậy, chồng chị thường nhịn. Khi chị “qua cơn”, anh luôn chủ động hòa giải bằng lời động viên: “Anh rất hiểu và cảm thông với những vất vả của em khi vừa đi làm, vừa phải quán xuyến việc nhà”. 

Nhìn lại cuộc sống hôn nhân, chị Lan Phương cho rằng, mình là người may mắn khi có chồng làm cùng nghề. Cả hai có cùng mối quan hệ công việc, quan hệ bạn bè, cuộc sống cũng không quá khó khăn.

Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai giao lưu với các nữ công nhân vệ sinh môi trường tại buổi tọa đàm - ẢNH: DIỄM TRANG
Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai giao lưu với các nữ công nhân vệ sinh môi trường tại buổi tọa đàm - ẢNH: DIỄM TRANG

Chị Cẩm Hằng (quận 3) chia sẻ: “Tôi thấy mình hạnh phúc vì có công việc ổn định, gia đình êm ấm. Chúng tôi hiểu tính nhau, chịu cả tật xấu của nhau nên không có gì phiền lòng. Chồng tôi chỉ có khuyết điểm nói nhiều. Bù lại, anh biết lo cho gia đình, hiểu tính vợ và rất cưng chiều vợ, con”. Chị Cẩm Hằng nêu kinh nghiệm, trong mọi tình huống, chị luôn biết cách tiết chế cảm xúc; khi có dấu hiệu căng thẳng, chị thường lái câu chuyện sang đề tài khác.

Một số nữ công nhân vệ sinh bày tỏ, mình không hài lòng khi chồng thường xuyên nhậu nhẹt, dành thời gian cho bạn bè nhiều hơn gia đình. Một số chị lo lắng khi con cái bướng bỉnh, kết giao với bạn không tốt. 

Chị Trịnh Thị Thuận (quận Bình Tân) kể, chị lo chu đáo mọi việc trong nhà. Chị chỉ buồn vì có những đêm thức trắng trong bất an do chồng đi nhậu không về, cũng không liên lạc. Những lúc đó, vợ chồng chị cũng gây gổ, giận nhau nhưng anh vẫn không chịu sửa tật. Nhờ chị kiên trì tỉ tê, mấy năm nay, chồng chị đã có chuyển biến, biết quan tâm hơn đến gia đình, vợ con. 

Một số nữ công nhân vệ sinh nêu thắc mắc với chuyên gia tâm lý về cách để có hạnh phúc giữa bộn bề công việc, cách để vun bồi hạnh phúc. Họ cũng bày tỏ mong muốn, xã hội tôn trọng hơn đối với công nhân vệ sinh...

Hạnh phúc đến từ những điều đơn giản 

Tâm tình với các nữ công nhân vệ sinh môi trường về nghề nghiệp, tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai nói: “Xã hội có bao nhiêu

Nội dung phải đầy đủ!!!Hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2023 với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”, từ ngày 15 - 20/3, Hội LHPN TPHCM, triển khai đợt cao điểm hoạt động, trong đó tập trung vận động gia đình, cộng đồng và toàn xã hội có những hành động thiết thực nhằm xây dựng gia đình và cộng đồng hạnh phúc, quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn. Qua đợt hoạt động, hội chuyển đến cộng đồng các thông điệp “Xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc hạnh phúc”, “Tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình”, “Hạnh phúc là yêu thương và chia sẻ”, “Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực”. 

Bà Trần Thị Phương Hoa-
Phó chủ tịch Hội LHPN TPHCM

người thì sẽ có bấy nhiêu cách nghĩ khác nhau, có người hiểu đúng nhưng cũng có người hiểu chưa đúng. Điều quan trọng là chính các chị phải coi trọng công việc mà mình đang làm, tìm được niềm vui trong công việc. Công việc của các bạn là phần việc quan trọng, góp phần làm đẹp cho thành phố”. 

Bà Lý Thị Mai cho rằng, khi người phụ nữ cảm nhận được mình có giá trị, được yêu thương thì năng lượng tích cực trong họ tăng lên gấp bội phần. Phụ nữ hạnh phúc sẽ đem lại hạnh phúc cho mọi người. 

Theo bà, hạnh phúc của mỗi người không giống nhau. Mỗi người có tiêu chí riêng và hạnh phúc là sự bằng lòng với những tiêu chí, giá trị mà mình lựa chọn. Hạnh phúc không tự nhiên đến hay diễn tiến theo một chiều, có mưa dầm dề mới quý ngày nắng ấm, có hạn hán kéo dài mới biết mong mưa. Bà nói: “Cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề. Đừng tìm kiếm xa xôi mà hãy cảm nhận hạnh phúc ngay từ những điều đơn giản, như sáng có công việc để đi làm, chiều về nhà có gia đình, có chồng con biết chia sẻ, biết yêu thương và cùng hợp tác”.

Cũng theo bà, có bao nhiêu gia đình thì có bấy nhiêu hoàn cảnh khác nhau, mỗi gia đình lại có nhiều thành viên khác nhau nên vai trò của phụ nữ như nhạc trưởng, nội tướng trong gia đình. Phụ nữ cần giữ hài hòa các mối quan hệ, bao quát được tất cả, giữ được sự mềm dẻo và giữ lửa yêu thương. Mặt khác, do vừa làm công việc xã hội, vừa lo việc gia đình nên bất kỳ người phụ nữ nào cũng chịu những áp lực. Nếu chúng ta chỉ suy nghĩ tiêu cực thì sẽ rất mệt mỏi, nếu nhìn theo hướng tích cực thì sẽ thấy mình hạnh phúc.

Bà Lý Thị Mai khẳng định: “Không ai có thể tự mình làm cho gia đình hạnh phúc mà phải có tất cả các thành viên trong gia đình cùng chung tay, hợp tác. Người phụ nữ nên biết cách bộc lộ cảm xúc để các thành viên thấy mình được quan tâm, yêu thương, từ đó cùng hợp tác, cùng tạo nên các cung bậc hạnh phúc. 

Thiên Ân

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI