Nháy mắt liên tục: Đừng mê tín, đó là biểu hiện của bệnh tật đang ở trong cơ thể bạn

23/12/2016 - 11:30

PNO - Nháy mắt liên tục trong nhiều ngày, mọi người không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.

Chào bác sĩ, năm nay tôi 34 tuổi, làm nhân viên văn phòng cho một công ty Truyền thông tại Hà Nội, do yếu tố công việc nên tôi thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính nên rất mỏi mắ. Tuy nhiên, gần đây lại xuất hiện thêm hiện tượng nháy mắt liên tục trong nhiều tuần khiến tôi rất khó chịu. Bác sĩ có thể cho tôi biết nguyên nhân vì sao tôi bị vậy? Và đó có phải là dấu hiệu của bệnh về mắt không? Hiện tại tôi cần phải làm gì để khắc phục tình trạng? Mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ, cảm ơn! (Nguyễn Như, Hà Nam).

Trả lời:

Chào bạn Nguyễn Như!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về ‘hiện tượng nháy mắt liên tục trong nhiều tuần’, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Nháy mắt là những cử động không có chủ ý thường xảy ra ở cả hai bên mắt. Thông thường, mắt xảy ra do các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi nháy mắt cũng là biểu hiện của một số căn bệnh. Mọi người có thể bị nháy mắt thường xuyên trong các trường hợp sau: Khi cơ thể mệt mỏi do mất ngủ, do căng thẳng thần kinh, thiếu máu hoặc các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viêm giác mạc... Các bệnh liên quan đến nháy mắt gồm: Tổn thương nhân xám trong não, bệnh neuron thần kinh bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine.

Nhay mat lien tuc: Dung me tin, do la bieu hien cua benh tat dang o trong co the ban

Ngoài ra có thể nháy mắt do co rút cơ vùng mặt liên quan đến dây thần kinh số 7. Trước tiên là mi mắt, sau đó là các cơ mặt khác bị giật. Các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, parkinson... cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Để điều trị nháy mắt liên tục cần phối hợp giữa việc dùng thuốc, nghỉ ngơi. Trường hợp nặng, có thể phải can thiệp phẫu thuật gồm nhiều phương pháp như: Hủy một số nhánh của dây thần kinh số 7; Cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi...

Khi nháy mắt được can thiệp điều trị, bạn cần phòng bệnh quay trở lại bằng cách ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày tránh cho mắt không bị mệt mỏi do thiếu ngủ. Loại bỏ hoặc hạn chế những trạng thái gây căng thẳng thần kinh. Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây nháy mắt.

Bạn nên đến gặp bác sỹ điều trị để khám lại và từ đó có hướng điều trị khác phù hợp với tình trạng bệnh.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

(BS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI