Mỹ ngừng viện trợ chống COVID-19, đại dịch sẽ kéo dài?

10/04/2022 - 05:57

PNO - Các chuyên gia lo ngại việc Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ toàn cầu cho các chiến dịch chống COVID-19 có thể khiến các nước từ bỏ các mục tiêu tiêm chủng hiện tại. Điều này sẽ khiến biến thể mới liên tục xuất hiện, đại dịch sẽ kéo dài.

Trong gói tài chính nhằm ngăn chặn virus coronavirus, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bỏ gần như tất cả tài trợ để kiềm chế virus vượt ra ngoài biên giới, một động thái mà nhiều chuyên gia y tế đánh giá là nguy hiểm.

Theo cảnh báo của các chuyên gia, việc ngừng viện trợ COVID-19 cho các nước nghèo có thể sẽ làm gián đoạn việc chống lại virus hiện tại và "tạo điều kiện cần thiết" cho biến thể đáng lo ngại tiếp theo xuất hiện.

- Người dân Uganda xếp hàng để nhận vắc xin Pfizer coronavirus tại Trung tâm Y tế Kiswa III ở khu phố Bugolobi của Kampala, Uganda Thứ Ba, ngày 8 tháng 2 năm 2022. Trong gói mới nhất của Thượng viện nhằm ngăn chặn vi rút coronavirus, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã giảm gần như tất cả kinh phí để hạn chế vi-rút vượt ra ngoài biên giới của nó, trong một động thái mà nhiều chuyên gia y tế mô tả là thiển cận nguy hiểm. Họ cảnh báo việc ngừng viện trợ COVID cho các nước nghèo hơn cuối cùng có thể thúc đẩy loại đường truyền không được kiểm soát cần thiết cho một biến thể đáng lo ngại tiếp theo xuất hiện. (Ảnh AP / Hajarah Nalwadda, Tệp)
Người dân Uganda xếp hàng để nhận vắc xin Pfizer coronavirus tại Trung tâm Y tế Kiswa III ở khu phố Bugolob

Mỹ là nước đóng góp lớn nhất cho phản ứng đại dịch toàn cầu, đến nay đã cung cấp hơn 500 triệu vắc xin, và việc thiếu kinh phí sẽ là một trở ngại lớn.  Misaki Wayengera, một quan chức người Uganda, người đứng đầu  ủy ban kỹ thuật tư vấn cho chính phủ về ứng phó với đại dịch, cho biết: “Bất kỳ một quỹ tài trợ nào ngưng cũng sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi". Ông cho biết thêm Uganda phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của các nhà tài trợ. "Chúng tôi đã nhận được hơn 11 triệu vắc xin từ Mỹ nên bất kỳ sự cắt giảm nào, cũng khiến chúng tôi rất khó sống”, ông nói.

Michael Head, một nhà nghiên cứu sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton của Anh cho biết, nếu không có nỗ lực và tiền bạc để chống lại COVID-19 trong những tháng tới, đại dịch có thể tồn tại trong nhiều năm.

- Người dân Uganda xếp hàng để nhận vắc xin Pfizer coronavirus tại Trung tâm Y tế Kiswa III ở khu phố Bugolobi của Kampala, Uganda Thứ Ba, ngày 8 tháng 2 năm 2022. Trong gói mới nhất của Thượng viện nhằm ngăn chặn vi rút coronavirus, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã giảm gần như tất cả kinh phí để hạn chế vi-rút vượt ra ngoài biên giới của nó, trong một động thái mà nhiều chuyên gia y tế mô tả là thiển cận nguy hiểm. Họ cảnh báo việc ngừng viện trợ COVID cho các nước nghèo hơn cuối cùng có thể thúc đẩy loại đường truyền không được kiểm soát cần thiết cho một biến thể đáng lo ngại tiếp theo xuất hiện. (Ảnh AP / Hajarah Nalwadda, Tệp)
Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo việc ngừng viện trợ COVID-19 cho các nước nghèo có thể thúc đẩy một biến thể đáng lo ngại tiếp theo xuất hiện. 

Trong khi khoảng 66% dân số Mỹ đã được chủng ngừa đầy đủ để chống lại coronavirus, thì chưa đến 15% người dân ở các nước nghèo được tiêm một liều duy nhất. Các quan chức y tế làm việc về tiêm chủng COVID-19 ở các nước đang phát triển được Mỹ hỗ trợ cho biết họ kỳ vọng các quỹ sẽ không bị ngưng. 

Rachel Hall, Giám đốc điều hành cơ quan vận động của chính phủ Hoa Kỳ của tổ chức từ thiện CARE cho biết nếu không có viện trợ, việc tiêm chủng sẽ ngừng hoặc thậm chí không thể bắt đầu ở một số quốc gia. "Việc tài trợ bị đình chỉ sẽ đồng nghĩa với việc loại bỏ các dịch vụ xét nghiệm, điều trị cho khoảng 100 triệu người", bà nói.

Mặc dù năm nay lượng vắc xin dồi dào hơn nhưng nhiều nước nghèo vẫn phải vật lộn để có được mũi tiêm và hàng trăm triệu vắc xin được tặng đã hết hạn sử dụng. Để giải quyết những rào cản hậu cần đó, Hoa Kỳ đã tài trợ cho các dịch vụ quan trọng ở các quốc gia trên khắp châu Phi, bao gồm cung cấp vắc xin an toàn, đào tạo nhân viên y tế và chống thông tin sai lệch về vắc xin. Nhưng bây giờ, nếu không có tiền tài trợ, những sự kiện như thế sẽ khó tiến hành.

Jeff Zient, lãnh đạo sắp mãn nhiệm của lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của Nhà Trắng, bày tỏ lấy làm tiếc vì điều này nhưng tuyên bố Mỹ sẽ là nước đầu tiên tài trợ hàng chục triệu liều vắc xin cho trẻ em ở các nước nghèo và cho biết hơn 20 quốc gia đã gửi yêu cầu.

Các chuyên gia khác lo ngại việc Hoa Kỳ ngừng hỗ trợ toàn cầu cho COVID-19 có thể khiến các nước từ bỏ các mục tiêu tiêm chủng hiện tại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 70% người dân ở tất cả các quốc gia vào giữa năm nay, nhưng hiện chỉ gần 50 quốc gia tiêm chủng cho ít hơn 20% dân số của họ, rất khó đạt được mục tiêu đó.

Tính đến tháng này, WHO cho biết họ chỉ nhận được 1,8 tỷ USD trong số 16,8 tỷ USD cần từ các nhà tài trợ để tăng tốc độ tiếp cận với vắc xin, thuốc và các phương pháp chẩn đoán coronavirus. Tiến sĩ Krishna Udayakumar, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Y tế Toàn cầu của Đại học Duke lo ngại: “Quyết định đình chỉ tài trợ của Hoa Kỳ có thể khiến các nước tài trợ khác hành động tương tự".

Keri Althoff, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, mô tả việc Mỹ đình chỉ tài trợ là tàn phá. "Đó là một nghĩa vụ đạo đức đối với phần còn lại của thế giới là tiếp tục đóng góp vào ứng phó với đại dịch toàn cầu này, bởi nó không chỉ để bảo vệ cho chúng ta mà còn để bảo vệ mọi người từ khắp nơi trên thế giới".

Thảo Nguyễn (theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI