Mang giày cao gót tác hại thế nào?

19/07/2016 - 09:19

PNO - Đã có nhiều bằng chứng cho thấy mang giày cao gót không tốt cho đôi chân. Một nghiên cứu của Hiệp hội y khoa về bệnh bàn chân Hoa Kỳ, kết luận giày cao gót là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng đau chân ở phụ nữ.

Nghiên cứu cho rằng tư thế mang giày như đứng trên ngón chân (như vũ công ballet) làm thay đổi tư thế sinh lý của chân, làm gập lòng bàn chân (trong chuyên môn, tư thế duỗi thẳng bàn chân được gọi là gập lòng bàn chân). Tư thế này gây căng cơ, làm cơ dễ “mệt”, từ đó gây đau bàn chân và chân.

Dân Ba Tư là những người đầu tiên sử dụng giày cao gót với chức năng giúp người cưỡi ngựa giữ chân mì nh trong bàn đạp yên ngựa. Sau đó, giày cao gót có độ cao khoảng 3,8 cm dành cho người cưỡi ngựa bắt đầu xuất hiện ở châu Âu những năm 1600. Không lâu sau, giày cao gót được sử dụng phổ biến và được xem là tiền thân của giày cao gót hiện đại. Giày cao gót tạo cảm giác chân người mang dài hơn, thon thả hơn.

Theo quan điểm của giới thời trang, giày có gót cao dưới 6,4cm được gọi là giày gót thấp, từ 6,4cm đến 8,9cm là giày gót trung bình, và trên 8,9cm được xem là giày cao gót (chiều cao chênh lệch từ gót chân đến ngón chân). Khi đi giày cao gót, tư thế bàn chân của bạn bị thay đổi, gót chân nâng cao khi bước đi gây tác động lên cơ và gân của bắp vế (cơ bụng chân, và các cơ dép - theo ngôn ngữ giải phẫu học).

Mang giay cao got tac hai the nao?
Ảnh minh họa: Internet

Tư thế khi đi giày cao gót làm ngắn các cơ bắp vế và làm căng gân gót Achilles (gân nhượng chân). Chính tác động lên các cơ bắp vế làm cho khớp cổ bàn chân (thường gọi là sơ mi) hạn chế tầm hoạt động, đồng thời làm căng rách dây chằng và gân vùng khớp này.

Mang giày cao gót còn gây ảnh hưởng đến khớp gối, khớp háng, xương sống vùng thắt lưng. Mang giày cao gót tạo áp lực lên khớp gối, và là nguyên nhân gây viêm khớp thoái hóa (osteoarthritis) sớm. Người thừa cân hoặc lớn tuổi đi giày cao gót thời gian dài, tiến trình viêm, thoái hóa ở khớp gối, khớp háng, khớp bàn chân, khớp xương sống, cà ng bị đẩy nhanh. Mang giày cao gót còn là m chai gót chân, phồng rộp chân, biến dạng bàn chân, móng chân mọc vào khóe chân…

Chuyên gia về bàn chân học khuyên phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót, đặc biệt là phụ nữ thừa cân, lớn tuổi. Giày càng thấp, càng ít tác hại đến cơ thể. Nếu phải dùng giày cao gót, nên giảm thiểu thời gian sử dụng, chỉ mang khi thật cần thiết. Nên dành thời gian để ngồi và tập xoay đầu gối nhiều lần giúp giảm nguy cơ gây ảnh hưởng lên khớp gối; đứng dựa tường bằng chân trần để giữ bàn chân và khớp cổ chân cân bằng, hoặc đứng với một bàn chân đặt trên bục cao, đồng thời gập mu bàn chân vài phút mỗi ngày. Theo các chuyên gia, người hay mang giày cao gót đừng cố gắng mang dép kẹp, vì khi mang dép kẹp, các ngón chân quặp vào dép, làm tăng nguy cơ tổn hại đến các khớp đã bị ảnh hưởng khi mang giày cao gót.

Luân Nguyễn (tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI