Lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định: Đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến

28/01/2018 - 11:05

PNO - Sáng 28/1, Bộ Tư lệnh TP.HCM cùng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học "Lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm".

Khai mạc hội thảo, Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa - Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết, làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, toàn quân, toàn dân ta, trong đó có lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc phục muôn vàn khó khăn, phát huy mạnh mẽ tư tưởng tiến công, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien
 

Thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung đã để lại cho dân tộc ta những bài học lịch sử vô giá.

Theo ông Nghĩa, Hội thảo khoa học “Lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” được tổ chức tại TP.HCM - chiến trường oanh liệt năm xưa, là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục khẳng định và sáng tỏ đường lối, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ của Đảng ta.

Hội thảo sẽ góp phần khẳng định tầm vóc và ý nghĩa đầy đủ, đúng đắn, thuyết phục hơn về nguyên nhân thắng lợi, yếu tố cơ bản tạo lên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù; đồng thời tiếp tục ghi nhận, tôn vinh những chiến công của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định và những đóng góp của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien
Toàn cảnh hội thảo

“Hội thảo sẽ đúc kết những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta, tạo sự thống nhất trong ý chí và hành động phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; đồng thời góp phần đập tan luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại này ” – thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa nhấn mạnh.

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cho biết Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang TP, ra đời như một tất yếu của cuộc chiến tranh nhân dân, là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội ta, hoạt động chiến đấu giữa sào huyệt, trung tâm đầu não của địch, lập nên những chiến công vang dội, làm chấn động trong nước và thế giới.

Thiếu tướng Võ Văn Cổ - Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 khẳng định, trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng biệt động đảm nhiệm các mũi chủ công đánh vào các cơ quan đầu não của đối phương, tạo hiệu lực chiến đấu “cộng hưởng” lớn lao chưa từng có, làm rung chuyển cà Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, gây chấn động trong dư luận không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới.

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien
Thiếu tướng Võ Văn Cổ - Phó tham mưu trưởng Quân khu 7 đọc tham luận tại hội thảo

Tác động của Mậu Thân 1968 đối với địch là biến cố khôn lường, chiến thắng đó đã góp phần quan trọng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Theo thiếu tướng Võ Văn Cổ, trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật chiến đấu biệt động trong TP về sức đột phá tiến công, về nghệ thuật chiến đấu mang tính đặc thù trong lòng địch và đặc biệt là tinh thần ý chí của cán bộ, chiến sĩ trong thời điểm quyết định của địch.

Mong tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ đã hy sinh

Nói về Biệt động Sài Gòn – Gia Định giáng đòn phủ đầu, gây nên cú choáng đột ngột cho kẻ xâm lược trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, PGS.TS Phan Xuân Biên - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết đêm 30 rạng 31/1/1968, lực lượng biệt động Sài Gòn đồng loạt tấn công vào các mục tiêu đầu não của bộ máy chiến tranh của Mỹ ngụy tại sào huyệt của chúng: Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Bộ Tư lệnh Hải quân, Đài Phát thanh… những nơi vốn được coi là bất khả xâm phạm.

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien
PGS.TS Phan Xuân Biên - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Trước giờ G (2 giờ, ngày 31/1/1968) 3 phút, Đội 5 Biệt động thành là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ đã từng tập kích táo bạo bao mục tiêu trước đây, gồm 17 người đã nổ súng vào mục tiêu trọng điểm là Dinh Độc Lập.

Bị địch phản kích dữ dội, Đội 5 đã buộc phải triển khai đội hình chiến đấu như bộ binh trên đường Nguyễn Du với quân địch đông gấp nhiều lần. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt đã diễn ra đến tận sáng mùng 3 Tết, vượt xa kế hoạch 2 giờ đánh giữ mục tiêu được giao.

Dù phải dùng sở đoản song với mưu trí và lòng dũng cảm, các chiến sĩ đã tiêu diệt 2 xe jeep, diệt gần 50 tên. Đơn vị 17 người đã có 10 người hy sinh, còn lại bị thương rồi bị bắt…

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien
 

Tuy có một số đơn vị biệt động không tiếp cận được mục tiêu được giao như đơn vị đánh Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ đô, Nhà lao Chí Hòa và đã phải chịu sự tổn thất to lớn, song lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định đã mở đầu xuất sắc cuộc Tổng tiến công ở Sài Gòn, gây chấn động lớn đã lập công đầu.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, các trận đánh vào cơ quan đầu não của bộ máy chiến tranh của địch đã gây tiếng vang  lớn, làm rúng động cả thế giới, tạo nên sức mạnh tinh thần bất diệt, cổ vũ, thôi thúc khi thế chiến đấu của quân và dân ta, xứng đáng là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội ta, quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng…

Luc luong biet dong Sai Gon - Gia Dinh: Dinh cao cua nghe thuat tac chien
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thăm hỏi Đại Tá Trần Minh Sơn - nguyên Thành đội phó Sài Gòn - Gia Định

Biệt động Sài Gòn - Gia Định 50 năm nhìn lại, ông Nguyễn Quốc Độ - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động vẫn luôn trăn trở và cũng là món nợ chưa trả đối với đồng chí, đồng đội trong lực lượng biệt động là 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trận Tổng tiến công Tết Mậu Thân vào 5 mục tiêu, nhưng đến nay chỉ tìm được duy nhất 1 hài cốt, 63 chiến sỹ qua nhiều năm và bằng rất nhiều nguồn thông tin, chưa thể tìm được.

Ông Độ mong muốn nhận được sự giúp đỡ của nhà nước và quân đội trong việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ hy sinh, để quy tập về nghĩa trang TP. Ngoài ra, theo ông Độ việc giải thế sớm một lực lượng vũ trang mang tính đặc thù, nhất là chưa chuẩn bị tốt về tư tưởng, về chế độ, chính sách đã để lại những hậu quả lâu dài trong việc giải quyết chính sách tồn đọng mà nhiều năm qua và hiện nay đang phải giải quyết như khen thưởng cá nhân tập thể có thành tích trong kháng chiến, không thể quy định thời gian như vừa qua…

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI