Lo virus corona có cần phải tích trữ thực phẩm?

06/02/2020 - 09:59

PNO - Kệ hàng thực phẩm tại một số siêu thị liên tục hết hàng, ngoài nguyên nhân nguồn cung hàng sau tết chưa ổn định còn được cho là người dân mua tích trữ vì lo dịch bệnh virus corona.

Theo đại diện một siêu thị tại TPHCM, lượng mì gói tại siêu thị này bán ra đã tăng gấp 3 lần ngày thường, việc "châm" mì lên kệ hàng trước đây chỉ có 5 nhân viên thì hiện cần tới 10 nhân viên mới đáp ứng đủ nhu cầu mua từ người tiêu dùng trong những ngày qua.

Ghi nhận tại một số siêu thị như Big C, Co.opmart, Co.opfood… trong ngày 5/2, nguồn hàng đã bắt đầu ổn định, nhiều kệ thực phẩm rau củ, trái cây đã bắt đầu bổ sung, đa dạng hàng hoá trở lại; ngược lại, một số hệ thống siêu thị mini, cửa hàng nhỏ như Vinmart kệ hàng vẫn rau củ còn khá nghèo nàn.

Cụ thể, sáng 5/2 ghi nhận của phóng viên báo Phụ Nữ TPHCM tại siêu thị Co.op Văn Thánh (quận Bình Thạnh) hơn 10h sáng nhưng lượng khách khá thưa thớt, nhân viên siêu thị bắt đầu tăng cường, bổ sung một số mặt hàng như mì gói, gia vị,… hàng rau xanh, trái cây, thịt theo quan sát của phóng viên có khá đầy đủ hàng, hàng ăn làm sẵn cũng bắt đầu đa dạng các món ăn phục vụ cho công nhân viên, dân văn phòng tại khu vực này.

Tại siêu thị Co.opmart Văn Thánh (quận Bình Thạnh), nhân viên siêu thị bắt đầu tăng cường, bổ sung một số mặt hàng như mì gói, gia vị… hàng rau xanh, trái cây, thịt. Theo quan sát của phóng viên, khá đầy đủ về lượng của các loại hàng thiết yếu này. Hàng ăn làm sẵn cũng bắt đầu đa dạng các món ăn phục vụ cho công nhân viên, dân văn phòng.

 

Bà Thu (ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) đánh giá, trước đó khoảng 2 ngày, bà đi 2-3 siêu thị lớn vẫn không mua đủ hàng hoá cho gia đình dùng trong một tuần như thời điểm trước Tết, chỉ có hôm nay bà cho hay chợ, siêu thị cũng bắt đầu hàng nhiều tương đối. Tuy nhiên, một số mặt hàng trái cây, rau củ vẫn về kiểu “đối phó” trưng cho có hàng nhưng số lượng chưa nhiều.

Bà Thu (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết, trước đó khoảng 2 ngày, bà đi 2 - 3 siêu thị lớn vẫn không mua đủ hàng hoá cho gia đình dùng trong một tuần như thời điểm trước tết, chỉ có hôm nay, chợ, siêu thị hàng hóa mới ương đối nhiều. Tuy nhiên, một số mặt hàng trái cây, rau củ trưng trên kệ dường như cho có chứ số lượng chưa nhiều.

 

Còn tại một siêu thị thực phẩm nhỏ tại phường 26, quận Bình Thạnh, đến tận 12h trưa 5/2 hàng hoá mới bắt đầu được chuyển từ xe tải xuống, hàng tương sống như cá, mực vẫn chưa được bày bán. Một số mặt hàng như nước ngọt bị mua xơ xát kệ, mặc dù siêu thị này ngày thường đón lượng lớn công nhân viên ghé mua hàng.

Còn tại Co.opfood (phường 26, quận Bình Thạnh), 12g trưa 5/2 hàng hoá mới bắt đầu được chuyển từ xe tải xuống, hàng tươi sống như cá, mực... vẫn chưa được bày bán. Một số mặt hàng xơ xác trên kệ vì chưa được bổ sung, mặc dù cửa hàng này ngày thường đón lượng lớn công nhân viên ghé mua hàng.

 

Ngược lại với các siêu thị lớn, một số hệ thống các cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ có cung cấp các loại thực phẩm, hàng tương sống như Vinmart theo ghi nhận của phóng viên trong hôm nay (5/2) hàng hoá khá khiêm tốn, tại Vinmart khu vực cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1) rau, củ vẫn còn nghèo nàn. Còn tại một Vinmart tại phường 27, cũng chung “hoàn cảnh” tại đây nhóm trứng được dán bảng hơn chục loại, nhưng mỗi loại còn 1 vài vĩ.

Một số hệ thống các cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ có cung cấp các loại thực phẩm, hàng tươi sống như Vinmart+ hàng hoá khá khiêm tốn. Tại Vinmart+ khu vực cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1) rau, củ vẫn còn lèo tèo, nhiều loại hết hàng. Một cửa hàng Vinmart+ tại phường 27, quận Bình Thạnh cũng chung tình cảnh, trứng gia cầm được dán bảng hơn chục loại, nhưng mỗi loại còn vài vỉ.

 

Theo báo cáo của các hệ thống siêu thị như lớn như Big C, Co.op mart , Vinmart,… với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) hôm 5/2 cho thấy, các đơn vị này hầu hết đã dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tăng trong giai đoạn dịch bệnh nên các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này.

Theo báo cáo của các hệ thống siêu thị như lớn như Big C, Co.opmart, Vinmart… với Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) hôm 5/2, các đơn vị này đã dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tăng mạnh trong giai đoạn dịch bệnh nên các siêu thị đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này.

 

Cụ thể hệ thống siêu thị BigC đã tăng gấp 3 lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường; hệ thống siêu thị Co.op mart (Sai Gon Coop) đã tăng 50% lượng hàng cung ứng cho hệ thống; hệ thống siêu thị Vinmart cũng tăng 30-50% lượng hàng cung ứng cho thị trường.   Ngoài ra, các hệ thống siêu thị Lotte mart, MM megamarket, các đơn này cũng cho biết nguồn cung hàng hóa thực phẩm thiết yếu trong hệ thống vẫn được bảo đảm giá ổn định do chủ động hợp tác với nông dân và có các nguồn hàng từ các tỉnh phía Nam như Đà lạt nên nguồn cung ổn định.

Cụ thể, hệ thống siêu thị BigC đã tăng gấp 3 lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường; hệ thống Sai Gon Co.op đã tăng 50% lượng hàng; hệ thống siêu thị Vinmart cũng tăng 30 - 50% lượng hàng. Ngoài ra, các hệ thống siêu thị Lotte mart, MM megamarket cũng cho biết, nguồn cung hàng hóa thực phẩm thiết yếu vẫn được bảo đảm giá ổn định do chủ động hợp tác với nông dân và có các nguồn cung ổn định.

 

Theo Vụ thị trường, hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mỳ, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước Tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.

Theo Vụ Thị trường trong nước, hiện nguồn cung các mặt hàng rau, củ, quả, gạo, mì, thịt, gia vị… đang được cung cấp, bày bán trong hệ thống các siêu thị với số lượng khá nhiều, giá được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định so với trước tết, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá. Ngày 5/2, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long lên tiếng kêu gọi người dân không nên quá lo lắng đến mức phải tích trữ lương thực hay vàng bạc… Hiện các biện pháp kiểm soát dịch virus corona đang được thực hiện rất chặt chẽ, Việt Nam tự tin chống được dịch bệnh này. 

Để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối của mình phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống, báo cáo phương án cung ứng hàng hóa Bộ Công thương trước ngày 8/2/2020.

“Đẩy mạnh việc đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch bệnh lây lan như: khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn… để đáp ứng nhu cầu của người dân với giá hợp lý; Kết nối hỗ trợ tiêu thụ qua hệ thống phân phối của mình đối với các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do việc hạn chế xuất khẩu sang các nước lân cận trong điều kiện dịch bệnh nCoV đang có nguy cơ lây lan rộng.”, Bộ Công thương đề nghị.

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI