Huế: Thị trường bất động sản chậm phát triển vì vướng di sản?

18/12/2020 - 18:05

PNO - Ngày 18/12, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo “Bất động sản gắn với đô thị Di sản Huế” nhằm tìm ra cơ chế đặc thù cho đô thị Huế.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa, bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế. Đã nhiều năm nay, thành phố Huế thiếu vắng những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn, trong lúc khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản ở Thừa Thiên - Huế gần như bị đóng băng. Tuy nhiên đây lại là một may mắn, tránh cho đô thị di sản Huế khỏi bị xé nát bởi những công trình bất động sản thô bạo. Đồng thời, vẫn để mở cơ hội cho Thừa Thiên - Huế xây dựng một chiến lược thu hút đầu tư phát triển bất động sản hợp lý, vừa bảo tồn vừa phát huy được giá trị đô thị di sản Huế để Huế trở thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia, một đô thị di sản - văn hóa - sinh thái - cảnh quan - thân thiện môi trường và thông minh.

bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, bài toán giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế.

Trong khi đó, TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, việc định hướng chiến lược và phát triển các dự án bất động sản đúng hướng sẽ góp phần nâng cao vị thế trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của Thừa Thiên - Huế. Các nhà quy hoạch, nhà đầu tư bất động sản phải xác định di sản là lợi thế so sánh nổi bật của Thừa Thiên - Huế, để khi quy hoạch, đầu tư các dự án “bảo tồn di sản phải gắn với chỉnh trang đô thị”. Không nên tìm cách phát triển đan xen mật độ và tầng cao quá mức trong các khu vực lịch sử, càng không nên phá bỏ các công trình lịch sử để xây dựng các dự án cao tầng – điều đã xảy ra tại các đô thị lớn của Việt Nam.

Phát triển đô thị Huế gắn với bản tồn di sản văn hóa
Phát triển đô thị Huế gắn với bảo tồn di sản văn hóa
TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc đính hướng chiến lược và phát triển các dự án bất động sản đúng hướng sẽ góp phần nâng cao vị thế Trung tâm Vùng Kinh tế Trọng điểm miền Trung của Đô thị Thừa Thiên - Huế.
TSKH.KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc định hướng chiến lược và phát triển các dự án bất động sản đúng hướng sẽ góp phần nâng cao vị thế trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của Thừa Thiên - Huế.

TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên - Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng theo lợi thế so sánh của Huế.

TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa
TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng phát triển bất động sản tại Huế phải đặt trong định hướng đô thị hóa.

Hiện các dự án bất động sản ở Huế hiện vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét “di sản Huế”. “Phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, thành phần tư nhân giữ vai trò chủ đạo, nhà nước là đối tác đồng hành, nhân dân giám sát; tạo được việc làm tốt và thu nhập cao hơn cho người dân địa phương, cải thiện được sinh kế và chất lượng sống của họ”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Thuận Hóa 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI