PNO - Sáng mùng 1 tết Dương lịch 2024 tại Ngọ Môn, Hoàng thành Huế, lễ Ban sóc (phát lịch) được tái hiện, nhằm phục hồi nét văn hóa xưa ở cố đô Huế.
![]() |
Sáng mùng 1 tết Dương lịch 2024 tại Ngọ Môn, Hoàng thành Huế, lễ Ban sóc (phát lịch) được tái hiện, nhằm phục hồi nét văn hóa xưa ở cố đô Huế. |
![]() |
![]() |
Lễ Ban sóc được tổ chức quy mô nhất vào đầu triều Minh Mạng. Hàng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban sóc dưới sự điều hành của 2 viên quan ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào hoàng cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng. |
![]() |
Lễ Ban sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên lễ Ban sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân. |
![]() |
Lịch được tiến vào hoàng cung để cho Hoàng gia dùng đồng thời phát cho các quan ở kinh thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân. |
![]() |
Vào thời nhà Nguyễn, các vua Nguyễn rất xem trọng cuộc lễ này, xem đây là một trong các lễ lớn trong năm. Sách Đại Nam thực lục có chép, từ những năm đầu thời Gia Long, thời Minh Mạng đã đặt lễ Ban sóc. Năm 1821, “Tháng 12, ngày mồng 1, vua mặc thường phục ngự ở điện trước cửa hành tại. Khâm Thiên Giám đem lịch năm Nhâm Ngọ dâng lên...Lại truyền dụ cho ở kinh hôm ấy phải thiết triều ở điện Thái Hòa, Hoàng trưởng tử và các quan lưu kinh làm lễ bái vọng, rồi lấy sách lịch chia cấp cho trong ngoài”. Các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều có ngự chế thơ về lễ Ban sóc. |
![]() |
Là nơi triều Nguyễn - triều đình phong kiến cuối cùng chọn làm kinh đô, Huế nay vẫn còn được lưu giữ gần như toàn vẹn cho đến bây giờ. Cũng chính vì yếu tố này mà các tiết lễ, nghi thức tại đây được coi như chuẩn mực lễ nghi của thời kỳ phong kiến Việt Nam. Và được xem là dịp lễ lớn nhất trong năm nên tết trong cung đình Huế được tổ chức rất linh đình. |
![]() |
![]() |
Thời tiết sáng 1/1/2024 khu vực hoàng thành Huế rất đẹp, nhiều du khách trong và ngoài nước đã có những kỷ niệm không thể nào quên khi hòa mình vào dòng người cùng tham dự lễ Ban sóc được tái hiện ở đây. |
![]() |
![]() |
Sau nghi lễ Ban sóc, ông Lê Trường Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tặng lịch cho du khách tham dự lễ hội. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Dịp này, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã công bố Festival Huế 2024 có chủ đề "Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển" sẽ tổ chức các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm, mở đầu bằng lễ hội sân khấu hóa tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn. |
![]() |
Festival Huế 2024 định hướng bốn mùa sẽ tiếp tục khai thác các lễ hội trải dài trong năm như các hình thái lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống, đồng thời từng bước xây dựng các chương trình lễ hội mới, phù hợp với xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng, phát triển trở thành sản phẩm du lịch định kỳ, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, để Thừa Thiên - Huế thực sự trở thành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam", ông Hoàng Việt Trung cho biết. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Đây là lần đầu tiên 17 bảo vật được tập hợp, trưng bày có hệ thống nhằm mang đến cái nhìn tổng quan nhất.
Nhà văn Đông Tây vừa có buổi giao lưu tại TPHCM, trong khuôn khổ sự kiện Giao lưu văn học Việt – Trung lần thứ 1 năm 2025.
Chương trình “Trần Văn Khê - Một đời với âm nhạc dân tộc” tưởng niệm 10 năm ngày mất của GS.TS Trần Văn Khê.
Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, khán giả có thể dễ dàng tận hưởng concert cùng idol...
NSƯT Hữu Châu giao lưu ra mắt sách “Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão” về cuộc đời mình.
Chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ, nhưng thông qua những chia sẻ trực tiếp của tác giả Lê Thị Thanh Lâm, nhiều thông điệp chạm đến bạn đọc.
Sáng nay, Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức buổi ra mắt tập sách "Người giữ thời gian" của tác giả Lê Thị Thanh Lâm - nguyên Phó TGĐ Sài Gòn Food.
Các giải thưởng văn chương đã phát hiện và tôn vinh nhiều cây bút trẻ, mới.
Từ 27/6 đến 1/7, phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) tổ chức trình diễn đờn ca tài tử, dân ca quan họ, chầu văn, ca Huế… và trò chơi dân gian.
Việt Nam cần hành động cụ thể để đưa kho tàng văn hóa bước vào đời sống để làm nên một nền công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ.
Hội thảo khoa học “Văn học nghệ thuật Hà Nội – Huế - TPHCM: 50 năm tự hào bản anh hùng ca (30/4/1975 – 30/4/2025)”.
Sáng 2/76, tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TPHCM đã khai mạc triển lãm “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TPHCM.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trực thuộc.
Vài năm gần đây, truyện tranh Việt có dấu hiệu khởi sắc.
Trong cuốn sách “Người giữ thời gian”, bạn đọc có thể đúc rút cho bản thân những bài học về việc chăm sóc, đồng hành cùng ba mẹ lớn tuổi.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 2025 được Nhã Nam tổ chức vào ngày 28/6, với nhiều sự kiện dành cho sách: triển lãm, tọa đàm, giao lưu…
Sở cho biết đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động để ngăn chặn thực trạng được người dân quan tâm đặc biệt thời gian qua.
Giải thưởng không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, mà còn góp phần lan tỏa hạnh phúc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.