Hiệu trưởng từ chức sau vụ 'nữ sinh bị đánh hội đồng': bài học đau đớn cho ngành giáo dục

18/03/2015 - 15:57

PNO - PN - Với mức kỷ luật đuổi học một tuần dành cho ba học sinh đánh bạn dã man và tạm đình chỉ công tác một tháng đối với hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm, vụ “nữ sinh bị...

edf40wrjww2tblPage:Content

Hiẹu truỏng tù chúc sau vụ 'nũ sinh bị dánh họi dòng': bài học dau dón cho ngành giáo dục

Ông Phan Thanh Nguyện - Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng - Trà Vinh

Lơ là giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh

Chuyện nhà trường bỏ quên (hay lơ là) việc giáo dục kỹ năng và đạo đức, nhân cách cho HS là hoàn toàn có thật. Thử xem thời khóa biểu của một HS THCS học hai buổi, tăng cường tiếng Anh tại TP.HCM, để thấy việc giáo dục kỹ năng và nhân cách cho HS bị xem nhẹ như thế nào. Trong một tuần học tập, các em học sáu tiết toán, năm tiết văn, tám tiết tiếng Anh, hai tiết sinh vật, hai tiết vật lý, hai tiết tin học, hai tiết công nghệ, hai tiết thể dục, một tiết địa lý, một tiết lịch sử. Ngoài ra, các em cũng học một tiết mỹ thuật, một tiết nhạc, một tiết giáo dục công dân, một tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, một tiết sinh hoạt đội, một tiết chào cờ, một tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hai tiết ôn tập lịch sử-địa lý.

Như vậy, trong 40 tiết học mỗi tuần, các em sẽ có bốn tiết học được xem là thoát ra khỏi bài vở (gồm giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt đội, chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm) và thầy cô giáo có thể nhân đó mà góp phần bồi dưỡng kỹ năng và nhân cách cho các em.

Nếu xem các tiết văn học, mỹ thuật, nhạc giúp gợi mở cho tâm hồn thêm rộng mở, cao đẹp, thì số tiết học và hoạt động giúp hoàn thiện kỹ năng và nhân cách cho HS cũng chỉ chiếm khoảng 1/4. Nhưng liệu trong những tiết hoạt động ít ỏi này, nhà trường giúp được gì cho việc bồi dưỡng kỹ năng, tâm hồn và nhân cách của các em?

Một HS cho biết: “Từ đầu năm đến nay, chúng con chỉ có một tiết sinh hoạt Đội ở ngoài sân, học bước đều, thắt khăn quàng và nghe cô kể chuyện... ma; những tiết còn lại, tụi con ngồi trong lớp để học về ý nghĩa của chiếc khăn quàng, thắt nút dây, hoặc được cô cho dò bài tiết học tiếp theo, hoặc ngồi chơi ngay tại lớp”.

Tìm hiểu giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp tại một trường THCS khác, chúng tôi liệt kê được rất nhiều nội dung nặng về hình thức và không có ý nghĩa thiết thực như: tìm hiểu về truyền thống nhà trường, truyền thống Đoàn; tìm hiểu và hát những bài về Đoàn, Đội; tìm hiểu về những gương sáng đảng viên tại địa phương. Thậm chí, hoạt động còn hình thức đến mức cho HS đăng ký thi đua tu dưỡng học tập tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô…

Ở môn văn học - môn học làm người, thì nói như tiến sĩ Dương Thị Hồng Hiếu (ĐH Sư Phạm TP.HCM): “HS thường phải học những tác phẩm mà các em cho là chẳng có ý nghĩa gì với cuộc sống của mình. Các em chỉ cố gắng học để thi cho qua mà thôi”. Với những hoạt động khác như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm hay nội dung môn giáo dục công dân, nhìn chung những nội dung mà người lớn đem đến cho các em thường hoặc sáo rỗng, hoặc quá hàn lâm, "đao to búa lớn" mà thiếu sự gần gũi với lứa tuổi các em.

Về phía các thầy cô giáo, đâu đó người ta vẫn thấy có người còn tận tụy với nghề, gắn bó và đồng cảm với HS, nhưng số đó ngày càng ít ỏi. Rất dễ thấy phương châm “dạy xong bài, làm xong việc” chứ không có sự sâu sát, gắn bó và thân thiện với HS. Cũng chẳng mấy trường và thầy cô giáo muốn tiếp nhận những HS “ngổ ngáo” để giáo dục các em thành người tốt. Ngược lại, nhiều trường còn tìm lý do để loại bỏ những HS yếu kém, HS có hoàn cảnh… để bảo toàn những con số “đẹp”.

Lối giáo dục vừa nêu chẳng những không có tác dụng giáo dục kỹ năng, bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho trẻ, mà còn khiến tâm hồn trẻ trở nên trơ lì và xơ cứng. Trong vụ nữ sinh bị đánh hội đồng tại Trường THCS Lý Tự Trọng (tỉnh Trà Vinh) có một chi tiết nhỏ nhưng nói lên nhiều điều: trong lúc nữ sinh bị các bạn đánh đập dã man thì nhiều HS khác trơ mắt đứng nhìn mà không tìm cách can ngăn, hoặc gọi người lớn can ngăn. Suốt hai tháng sau đó, cũng không HS nào “méc” với thầy cô và nhà trường, cho đến khi sự việc được đưa lên mạng gây chấn động xã hội. Hiện tượng này chỉ có thể lý giải: hoặc các em quá vô cảm trước nỗi bất hạnh của bạn, hoặc các em không còn tin vào thầy cô của mình nữa, kể cả những người có vẻ gần gũi với các em như GVCN và tổng phụ trách.

Hiẹu truỏng tù chúc sau vụ 'nũ sinh bị dánh họi dòng': bài học dau dón cho ngành giáo dục

Học sinh lớp 7, trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) bị bạn đánh hội đồng

Để không còn những "trường Lý Tự Trọng” khác

Trong vụ nữ sinh bị đánh hội đồng vừa nêu, chưa biết hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách Đội và GVCN sẽ phải chịu hình thức kỷ luật như thế nào, nhưng việc tạm đình chỉ một tháng công tác của họ cũng là một hình thức kỷ luật khá mạnh tay, nhằm thức tỉnh trách nhiệm của tất cả những người đang làm nghề sư phạm.

Việc Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng có đơn xin từ chức cũng cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức về trách nhiệm của người đứng đầu.

Nhưng, đáng chú ý hơn cả là quyết định không đuổi học đối với những HS có hành vi đánh bạn. Quyết định này thể hiện sự bao dung và độ lượng của những người nắm giữ trọng trách “trồng người”, quyết tâm không đầu hàng trước những HS hư hỏng và tránh không đẩy các em ra ngoài xã hội đầy cạm bẫy.

Thế nhưng, chỉ bấy nhiêu là chưa đủ, bởi trong giáo dục, ngoài việc “độ lượng, khoan dung” người ta đòi hỏi phải có sự “gắn bó, kiên trì”; phải “mô phạm, tôn trọng, thiện chí và đồng cảm” trong mọi ứng xử sư phạm. Hơn ai hết, nhà trường và các thầy cô giáo đã thuộc nằm lòng những nguyên tắc này, nhưng vì nhiều lý do nên chẳng mấy ai còn để tâm thực hiện. Nói như vậy bởi chuyện “nữ sinh bị đánh hội đồng” và những sự kiện đau lòng trong trường học đang diễn ra khắp nơi, nhưng các thầy cô giáo và nhà trường chỉ biết khi hình ảnh được tung lên mạng.

Để những chuyện đau lòng như vụ việc trên không còn tái diễn, việc đầu tiên và nhất thiết là từng GV và GVCN phải nắm được HS bằng chính tấm lòng, sự thân thiện và gắn bó với các em, chứ không thể dùng HS ngổ ngáo làm lớp trưởng để trị HS hiền lành như vừa qua.

Để có những thay đổi gốc rễ hơn, nhiều nhà khoa học giáo dục đã nói, giáo dục Việt Nam cần phải thay đổi về triết lý giáo dục, làm tiền đề cho những thay đổi mạnh mẽ về nội dung chương trình, phương pháp dạy học, để trước tiên GV phải thay đổi mình làm gương và tạo niềm tin nơi HS; để HS phải được dạy để biết yêu thương, tôn trọng phẩm hạnh và sinh mệnh người khác; để HS được dạy cách biết tự bảo vệ mình trước kẻ xấu chứ không phải là ôm đầu chịu trận như bao vụ nữ sinh bị đánh hội đồng đã diễn ra.

MINH NHẬT

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI