HĐND TP.HCM thông qua đề án chính quyền đô thị

27/09/2013 - 15:49

PNO - PNO - Kết thúc kỳ họp thứ 11 HĐND TP.HCM khóa VIII vào sáng 27/9, các đại biểu đã nhất trí thông qua nội dung dự thảo nghị quyết về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP.HCM.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Đa số các đại biểu đồng ý mô hình chính quyền đô thị hai cấp bảo đảm nâng cao tính tự chủ, phân cấp.

HDND TP.HCM thong qua de an chinh quyen do thi

Các đại biểu ỏ phiếu bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND TP tại kỳ họp. Ảnh: Nhật Thụy.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.HCM - thừa nhận các đại biểu đã có nhiều ý kiến phân tích xác đáng, làm rõ thêm cho đề án và cũng không phải hoàn toàn thống nhất ý kiến về đề án.

Tuy nhiên, viêc thông qua nghị quyết đề án đã được các đại biểu biểu quyết 100% trên tinh thần UBND TP.HCM tiếp thu các đề xuất phù hợp để hoàn chỉnh đề án trình Chính phủ.

Từ ý kiến của đại biểu, bà Tâm lưu ý ban biên tập đề án cần gắn lý luận với thực tiễn khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tránh làm xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, sao cho khi triển khai sẽ có một mô hình chính quyền phù hợp với xu thế phát triển của thành phố.
Mặt khác, cần có lộ trình khẩn trương xây dựng đội ngũ nhân sự, đáp ứng vận hành tốt khi đề án được triển khai. Trong quá trình tổ chức thực hiện, phải cân nhắc các bước đi hợp lý để vận động nhân dân ủng hộ.

Như chúng tôi đã đưa tin, cũng tại kỳ họp này, các đại biểu HĐND TP.HCM đã tiến hành bỏ phiếu bầu bổ sung ông Lê Thanh Liêm - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM - giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011 - 2016, thay thế ông Lê Minh Trí đã nhận công tác khác tại Trung ương.

NAM ANH

Đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND TP.HCM tối thiểu là 150 đại biểu

Tại kỳ họp, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Trương Văn Lắm cho biết: Đề án Chính quyền đô thị đã được TPHCM tổ chức 7 hội nghị lấy ý kiến và đã nhận được 1.150 ý kiến góp ý. Theo dự thảo đề án, chính quyền đô thị TPHCM được tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương có hai cấp: chính quyền TP.HCM và chính quyền cấp cơ sở (gồm bốn TP trực thuộc TP.HCM được thành lập mới, các xã và thị trấn).

HDND TP.HCM thong qua de an chinh quyen do thi

Đại biểu HĐND TP.HCM  phát biểu góp ý cho đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị 

Cụ thể: chính quyền TPHCM trực thuộc Trung ương, có HĐND và UBND TP. Đô thị hiện hữu (13 quận nội thành) thuộc chính quyền TPHCM và ở quận, phường chỉ có Ủy ban hành chính (thay vì UBND như hiện nay). Bốn thành phố được lập mới (tạm gọi là Đông, Tây, Nam, Bắc) là những đô thị mới, được tổ chức thành một cấp chính quyền cơ sở, có HĐND TP và UBND TP (thuộc TP.HCM); dưới bốn TP trực thuộc có Ủy ban hành chính các phường. Ba thị trấn và 35 xã là chính quyền cơ sở (có HĐND và UBND). Riêng tại ba huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, sẽ lập cơ quan đại diện hành chính của chính quyền TP.HCM (thay vì UBND huyện như hiện nay) chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước theo cơ chế ủy nhiệm (hoặc ủy quyền) của chính quyền TP.HCM.

Đề án đưa ra đề xuất tăng số lượng đại biểu HĐND TP.HCM tối thiểu là 150 đại biểu so với 95 đại biểu được bầu ở nhiệm kỳ hiện tại (tăng thêm 55 đại biểu), đồng thời tăng số đại biểu chuyên trách tối thiểu bằng 1/3 tổng số đại biểu. Thường trực HĐND TP.HCM gồm chủ tịch, các phó chủ tịch (hiện chỉ có 1 phó chủ tịch) và các ủy viên là trưởng các ban của HĐND TP (chuyển ủy viên thường trực HĐND TP thành phó chủ tịch HĐND TP).

Theo đề xuất của Đề án, cơ chế bầu chủ tịch UBND TP vẫn giữ như hiện tại. Theo đó, chủ tịch UBND TP do chủ tịch HĐND TP giới thiệu để HĐND TP bầu và được Thủ tướng phê chuẩn. Tuy nhiên, đề án đề xuất chủ tịch UBND TP không nhất thiết là đại biểu HĐND cùng cấp chính quyền (khác với hiện nay chủ tịch UBND là đại biểu HĐND).

Trần Ái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI