PNO - Khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều cổ tự tại Thừa Thiên- Huế không tổ chức lễ cầu an trong Tết Nguyên Tiêu như mọi năm.
![]() |
Trong ngày 25/2, nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở cố đô Huế như Bảo Quốc, Từ Hiếu, Vạn Phước, Thiên Minh, Quang Minh, Từ Đàm, Tường Vân, Từ Vân… rất ít Phật tử, đạo hữu đến vãn cảnh chùa và làm lễ cầu an tại chùa |
![]() |
Dịp Tết Nguyên Tiêu hàng năm, người dân cố đô Huế và du khách thường đến vãn cảnh, dâng hương và làm lễ cầu an ở nhiều chùa tại Huế. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều ngôi chùa ở Huế chỉ thực hiện nghi thức tụng kinh, niệm phật ở chánh điện cầu nguyện quốc thái dân an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc đến muôn nhà |
![]() |
Lễ cầu an ở các ngôi chùa tại Huế theo nguyên tắc không khác với các chùa ở miền Bắc, nhưng cách làm đơn giản hơn. Các chùa cũng không có thông báo vận động người dân, Phật tử đến làm lễ cầu an mà tự mỗi người quen thầy nào thì đến dâng sớ xin được tham gia làm lễ |
![]() |
![]() |
Do diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp nên nhiều chùa đã có bảng chỉ dẫn rõ ràng cho Phật tử khi đến viếng chùa vào dịp Tết Nguyên Tiêu, hoặc đăng ký danh sách làm lễ cầu an qua trang web của nhà chùa |
![]() |
Phật giáo đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt các gia đình ở Huế, triết lý đạo Phật dường như đã thấm sâu, thành nếp sống, nếp nghĩ, trở thành những chuẩn mực về đạo đức, luân lý nên người Huế gần như đã sống theo phương châm của Phật giáo. |
![]() |
Điều đặc biệt là ở Huế, người đến chùa trong những ngày đầu xuân mới không chỉ có Phật tử, mà còn có đông đảo các thành phần khác trong xã hội. |
![]() |
Với dòng chảy của thuyết lý đạo Phật đã thấm sâu, nên trong từng con người Huế phần lớn đã có cốt cách của người con nhà Phật. Điều này thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, đi đứng, ứng xử giữa người với người. Điều đó góp phần tạo nên một nét đẹp riêng của con người xứ Huế ở thời hiện tại. |
![]() |
Dịp Tết Nguyên Tiêu năm nay, bà con Phật tử xứ Huế không tập trung đông đúc đến chùa làm lễ phật, cầu an để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 |
![]() |
Theo Hòa thượng Thích Đức Thanh -Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế, có khoảng hơn 100 ngôi chùa từ thành phố đến vùng ven tổ chức cầu an mỗi dịp đầu năm mới. Ngay từ trước Tết, Ban Trị sự đã có thông báo đến các Ban, ngành trực thuộc, các Niệm Phật đường, Đạo tràng, Phật tử… đề nghị thực hiện nghiêm các biện pháp tăng cường phòng chống dịch Covid-19. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Từng được xem là không gian sáng tạo, mạng xã hội giờ đây trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho những hành vi lách luật, gây sốc ...
Tại sao chúng ta lại quá khắt khe với chính mình như thế khi xã hội đã vốn khắt khe với ta?
Tập sách "Theo dấu vàng son" của nhà báo Bùi Ngọc Long như một cuốn phim du ký giúp mọi người có thể hiểu hơn về cố đô Huế.
Loạt sách viết về Sài Gòn - Gia Định xưa vừa được nhà xuất bản Trẻ giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 327 năm Sài Gòn - TPHCM.
Chuyên đề trưng bày ảnh “Trần Văn Khê - Một đời truyền lửa” tại Bảo tàng TPHCM nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của GS.TS Trần Văn Khê (24/6/2015 - 24/6/2025).
Bút ký chân dung Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão vừa ra mắt vào những ngày cuối tháng Sáu.
Triển lãm ảnh kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025) tổ chức tại công viên Lam Sơn (phường Sài Gòn) vào sáng 7/1.
Chuyên đề 'Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TPHCM' được xem là cuộc trưng bày “nặng ký” tại TPHCM tính đến thời điểm hiện tại.
Tối 30/6, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “TPHCM - Rạng rỡ kỷ nguyên mới”.
Sau 3 năm vắng bóng, cây bút Khải Đơn bất ngờ trở lại với tập truyện ngắn đầu tay: "Con rối hát ngoài rừng xa" (Nhã Nam vừa phát hành).
Ai trong chúng ta rồi cũng đến lúc già đi, chẳng thể giữ những thói quen đã theo cùng năm tháng.
Tôi từng nghĩ son phấn, quần áo… chỉ là chuyện nhỏ.
Đây là lần đầu tiên 17 bảo vật được tập hợp, trưng bày có hệ thống nhằm mang đến cái nhìn tổng quan nhất.
Nhà văn Đông Tây vừa có buổi giao lưu tại TPHCM, trong khuôn khổ sự kiện Giao lưu văn học Việt – Trung lần thứ 1 năm 2025.
Chương trình “Trần Văn Khê - Một đời với âm nhạc dân tộc” tưởng niệm 10 năm ngày mất của GS.TS Trần Văn Khê.
Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, khán giả có thể dễ dàng tận hưởng concert cùng idol...
NSƯT Hữu Châu giao lưu ra mắt sách “Hữu Châu - Chiếc nôi vàng giông bão” về cuộc đời mình.
Chỉ vỏn vẹn 2 tiếng đồng hồ, nhưng thông qua những chia sẻ trực tiếp của tác giả Lê Thị Thanh Lâm, nhiều thông điệp chạm đến bạn đọc.