PNO - Việt Nam có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống phong phú, đặc sắc. Nhưng việc phát huy giá trị của chúng để đóng góp vào việc phát triển kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế.
Kỳ vọng
World Expo - Triển lãm Thế giới diễn ra tại Dubai, thu hút 192 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự. Trong sự kiện này, ngày Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra ngày 30/12, bao gồm đêm nghệ thuật được tổ chức tại quảng trường Al Wasl lớn nhất thế giới, dự kiến có 20.000 khán giả theo dõi trực tiếp, được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, tạo cơ hội thu hút đầu tư và du khách đến Việt Nam.
Tại đây, sẽ có show thời trang thổ cẩm và sự gắn kết với 35 dân tộc Việt Nam. Quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên - hai di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận sẽ được giới thiệu, kết hợp với múa và âm nhạc đương đại. Ngoài ra, trên màn hình lớn ở mái vòm sẽ trình chiếu một đoạn clip dài khoảng 15 phút giới thiệu văn hóa, nghệ thuật truyền thống, cảnh đẹp Việt Nam.
Quan họ Bắc Ninh sẽ được giới thiệu tại World EXPO |
Bà Vũ Thị Mỹ Dung (Giám đốc Công ty Truyền thông Tấm và Cám, đơn vị phụ trách chương trình này) cho biết: “Văn hóa nghệ thuật truyền thống có lợi thế nhờ những nét độc đáo, riêng biệt. Chúng tôi kỳ vọng khi chương trình diễn ra xong, sẽ giúp tìm thêm được nhiều cơ hội để đầu tư hợp tác, phát triển, thúc đẩy sự đóng góp của văn hóa vào kinh tế”.
Sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới công nghiệp văn hóa. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, văn hóa sẽ đóng góp 7% vào GDP cả nước.
Nhiều lần đi nước ngoài biểu diễn, giao lưu, NSND Đặng Hùng nhận ra văn hóa nghệ thuật truyền thống có khả năng đóng góp không nhỏ vào kinh tế. Một số quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đã làm rất tốt việc dùng văn hóa thu hút công chúng trong nước lẫn khách du lịch quốc tế. Nhiều chương trình văn hóa hấp dẫn còn được xuất khẩu.
“Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa nghệ thuật truyền thống phong phú, nhưng chưa phát huy được. Đó là điều khiến tôi trăn trở nhiều năm qua. Tôi mong từ cột mốc này sẽ có nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa nghệ thuật truyền thống, đóng góp vào kinh tế hiệu quả hơn”, ông chia sẻ.xây dựng thương hiệu cho sản phẩm văn hóa.
Cồng chiêng Tây Nguyên |
Bà Lê Tú Cẩm, Chủ tịch Hội Di sản TP.HCM, nói hiện việc phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống vào phát triển kinh tế chưa đúng với tiềm năng. Có hai hướng đi, một là phát triển các thương hiệu văn hóa nghệ thuật độc đáo, hai là gắn văn hóa với du lịch. Văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam độc đáo, đặc sắc nhưng thiếu thương hiệu. Cần phân tách rõ hai khái niệm bảo tồn và phát triển. Trong đó, việc phát triển cần sự chung tay của các công ty, đơn vị tư nhân để cùng thực hiện, bởi họ nhạy bén và nắm rõ thị trường.
"Nguồn chất liệu tốt nhưng phải được thể hiện trong diện mạo mới, phù hợp với xã hội đương thời. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ là hết sức cần thiết. Người tiêu dùng chỉ mua sản phẩm họ thích, chứ không mua sản phẩm ta muốn bán. Có một vài thương hiệu ẩm thực kinh doanh món ăn xưa rất thành công. Tôi từng thử qua, hương vị không khác ngày trước. Nhưng chúng được đặt vào một không gian đẹp, bắt mắt, được kể, truyền thông bằng câu chuyện hấp dẫn. Đó là điểm mấu chốt”, NSND Đặng Hùng nói.
Đã có một số chương trình nghệ thuật vận dụng chất liệu văn hóa nghệ thuật truyền thống khá thú vị như: Làng tôi, Tinh hoa Bắc bộ. Nhưng bấy nhiêu là vẫn chưa nhiều. Bà Lê Tú Cẩm nhấn mạnh, khi phát triển sản phẩm văn hóa, các khâu phải được “đóng gói” gọn gàng, để người mua thuận tiện giao thương, chứ không thể cứ như trước nay, khi mang một chương trình đi nước ngoài, luôn rườm rà, mất thời gian, công sức.
Một cảnh trong chương trình Làng tôi |
Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị diễn ra nói về lợi ích từ việc bắt tay giữa văn hóa nghệ thuật truyền thống và du lịch, nhưng phần nhiều vẫn mang tính lý thuyết, thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp. “Các bên vẫn hoạt động riêng lẻ. Chưa có cơ chế nào để du lịch và văn hóa cùng trở thành một thể thống nhất trên đường phát triển. Thiết nghĩ Nhà nước, cơ quan quản lý cần có chính sách cụ thể để quy tụ sức mạnh của các bên”, bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài Việt Nam, chia sẻ.
Chèo, đờn ca tài tử, quan họ... sống tốt trong không gian chúng vốn thuộc về. Nhưng những năm qua do không/chưa có cơ chế quan tâm, nên mai một dần, hoặc kém phát triển.
Thiếu kinh phí vẫn là khó khăn lớn đối với việc bảo vệ, phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống. “Kinh phí đầu tư chắc chắn không nhỏ bởi chúng ta cần xúc tiến nhiều khâu: con người, công nghệ, quảng bá... Nhưng văn hóa truyền thống sẽ sống lâu bền với dân tộc, và lợi ích sẽ kéo dài sau này”, bà Vũ Thị Mỹ Dung nhận định.
Bà Huỳnh Ngọc Vân đề xuất nếu chưa thể phát triển tổng lực thì có thể chia nhỏ từng phần để thực hiện. Hiện Bảo tàng Áo dài đã phát triển nhiều mô hình sử dụng đờn ca tài tử, hát ru, quan họ, ví dặm... dành cho du khách đến TP.HCM. Mỗi lần khách trải nghiệm, họ chỉ phải trả vài chục ngàn đồng đến khoảng 100.000 đồng. Nghệ nhân có nguồn thu sẽ an tâm, từ đó sẽ tính đến những phương án lớn hơn.
Một số nhóm, công ty khởi nghiệp sản xuất trang phục truyền thống, mặt nạ tuồng đã gây được sự chú ý với khách hàng quốc tế. Khi đã phát triển lớn mạnh, các công ty sản xuất, kinh doanh văn hóa sẽ đầu tư trở lại chăm lo đời sống cho các nghệ nhân, các việc cần để bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống. Điều này sẽ tạo nên sự phát triển, tác động hai chiều hiệu quả.
Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
Sở VH-TT đã có văn bản liên quan thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM về giảm quy mô, tần suất, tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện.
Cuộc sống mới ở miền đất lạ khiến tôi không ít lần cảm nhận rõ sự khác biệt văn hoá.
Những ngày này, văn nghệ sĩ và nhân dân cả nước đang chung sức chung lòng hướng về đồng bào vùng bão.
NSƯT Lê Thiện, NSND Kim Xuân, NSND Tạ Minh Tâm... đóng góp và kêu gọi mọi người đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ.
NSND Tống Toàn Thắng - Chủ tịch Liên đoàn Xiếc Việt Nam - bức xúc về thông tin được lan truyền trên mạng xã hội.
TPHCM chỉ đạo hạn chế, giảm quy mô tổ chức các chương trình lễ hội, sự kiện trên địa bàn hoặc tạm hoãn, chuyển sang thời gian khác phù hợp.
Lợi dụng lúc đồng bào cả nước đang hướng về người dân vùng bão, lũ, nhiều người “tát nước theo mưa”, đăng clip dàn dựng...
Lần đầu tiên TPHCM tổ chức chương trình Ngày hội nghệ thuật truyền thống gắn với giỗ Tổ và kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam.
NSND Trà Giang cùng nhiều nghệ sĩ, hoạ sĩ tiếp tục có những hoạt động thiết thực để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
"Nụ hôn dưới vòm cây" là truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Khắc Cường - tác giả được trao giải B - Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2022.
Truyện dài kỳ của những cây bút gạo cội cho bạn đọc một sự tiếp nhận mới về sử, đồng thời còn là sự đóng góp giá trị cho văn đàn.
Mùa giải Cánh diều 2024 khép lại tối 10/9 với chiến thắng thuộc về phim Mai với 4 giải, trong đó có giải quan trọng Cánh diều vàng.
Nghệ sĩ Việt Hương, Thanh Hằng, ca sĩ Quốc Thiên, Uyên Linh... ủng hộ tiền đến Ủy ban MTTQ Việt Nam giúp người dân bị ảnh hưởng do bão.
Nhân vật chính Tracy phải rất vất vả để vượt qua sự chế nhạo dành cho thân hình quá khổ của mình...
Khác với nhiều cuộc thi ảnh, sân chơi này có quãng thời gian nhận tác phẩm khá rộng, bao quát cả chiều dài phát triển sau ngày đất nước thống nhất.