Biến chứng của nâng ngực nội soi

21/06/2014 - 08:00

PNO - PNCN - Nâng ngực nội soi không còn là điều xa lạ với các chị em. Dù ngành y có những bước đột phá nhưng nâng ngực bằng bất cứ phương pháp nào cũng ẩn chứa những rủi ro. Vì vậy, hiểu đúng về nâng ngực nội soi là việc hết...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ngày nay việc nâng ngực không chỉ dành riêng cho giới showbiz mà trở nên rất phổ biến. Dù nâng ngực nội soi là một trong những phương pháp tối ưu nhất hiện nay nhưng vẫn không hiếm gặp các trường hợp bị biến chứng.

Sự khác nhau của nâng ngực nội soi với các phương pháp còn lại là ở vị trí mổ, nhưng biến chứng có thể xảy ra là như nhau. Thực tế, đa số các trường hợp nâng ngực được thực hiện theo đúng nguyên tắc thì sẽ không có biến chứng.

Bien chung cua  nang nguc noi soi

Các biến chứng có thể gặp

1. Trồi túi nâng ngực lên trên và ra ngoài: Trường hợp này là do bác sĩ chưa có kinh nghiệm, bóc tách tạo khoang chưa đủ rộng. Nhưng cũng có thể do bệnh nhân vận động tay quá sớm mà không mặc áo định hình lúc nằm.

2. Chảy máu sau mổ: Ít gặp trong nội soi do sự quan sát qua ống soi rất rõ, cầm máu rất dễ dàng. Chảy máu có thể xảy ra khi người được can thiệp có quan hệ tình dục sớm sau mổ nâng ngực nội soi (ngày thứ 14 đến 21).

3. Thông khe túi ngực: Do kỹ thuật của bác sĩ không chuẩn, không phân biệt được đâu là giới hạn của đầu bám tận cơ ngực lớn dẫn đến thông giữa hai khoang túi ngực, làm mất khe ngực tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu bơm silicon lỏng thì cũng có thể bị thông khe ngực do tràn silicon. Chảy máu sau mổ cũng có thể xảy ra ở những người có biến dạng lồng ngực, da ở khe ngực không sát xương ức, tỷ lệ này có khoảng 1/1.000.

4. Co thắt bao xơ: Hay gặp ở những đường rạch da ngắn do sự chủ quan của bác sĩ. Chất gel trong túi ngực bị gãy trong lúc nhét túi ngực và gel thoát ra ngoài, gây tình trạng co cứng túi ngực.

Lưu ý, chị em không nên rượu bia, thuốc lá và không nên sờ chạm quá mạnh trong 10 tuần đầu để không gây biến chứng đáng tiếc này.

5. Khe ngực xa: Đây là lỗi của bác sĩ phẫu thuật, do tách tạo khoang túi không sát nhau. Cho dù lồng ngực bệnh nhân có bị nhô xương ức ra trước đi nữa thì khe này vẫn phải khít lại.

6. Hai chân tuyến vú bị chênh lệch: Do bác sĩ tách không chuẩn, vượt qua cấu trúc dây chằng Cooper. Điều này cũng thường xảy ra khi bác sĩ sử dụng túi nâng ngực vỏ trơn. Nâng ngực nội soi có quãng đường đi vào khoang túi xa, cho nên các bác sĩ chưa có kinh nghiệm, tay nghề kém, thường sử dụng túi vỏ trơn để dễ nhét túi.

7. Phối hợp co thắt bao xơ và lệch chân túi ngực: Hay gặp khi bác sĩ sử dụng túi nâng ngực vỏ trơn sau thời gian ba đến bốn năm.

Nâng ngực nội soi là một trong những bước tiến mạnh trong ngành thẩm mỹ nâng ngực, các bác sĩ phải được đầu tư về chuyên môn sâu, và nhiều năm kinh nghiệm. Để hạn chế mức thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra, các chị em nên tìm đến những bệnh viện uy tín để được tư vấn và thực hiện.

Bác sĩ Phạm Xuân Khiêm (BV Thẩm mỹ EMCAS)

Chuyên mục này do BS Phạm Xuân Khiêm (BV thẩm mỹ Emcas) phụ trách.

Mọi thắc mắc về phẫu thuật thẩm mỹ xin gửi về Email: phauthuatthammy.baophunu@gmail.com.

Bien chung cua  nang nguc noi soi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI