Xếp hàng dài xin xăm ở chùa Ông - miếu Quan Công Hội An

06/02/2023 - 17:00

PNO - Đầu năm, đông đảo người dân Hội An (Quảng Nam) cũng như du khách bắc nam đi lễ miếu Quan Công ở phố cổ Hội An.

 

Từ 2 - 3g sáng, nhiều du khách từ bắc tới nam đã xếp hàng, chờ đợi dâng hương hoa để cầu phúc cho gia đình. Chùa Ông hay miếu Quan Công, do người Minh Hương (người Hoa) định cư tại Hội An và người Việt cùng xây dựng vào năm 1653 (khoảng giữa thế kỷ XVII), đây thời kỳ buôn bán phát đạt nhất của thương cảng Hội An. Có rất nhiều thương nhân người Hoa đến đây buôn bán và chọn Hội An làm quê hương thứ hai của mình.
Từ 2 - 3g sáng, nhiều du khách từ bắc tới nam đã xếp hàng, chờ đợi dâng hương hoa để cầu phúc cho gia đình. Chùa Ông (hay miếu Quan Công) được xây dựng vào năm 1653, đây thời kỳ buôn bán phát đạt nhất của thương cảng Hội An. Có rất nhiều thương nhân người Hoa đến đây buôn bán và chọn Hội An làm quê hương thứ hai của mình. 
Chùa đã được trùng tu 6 lần vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904 và 1966. Chùa Ông ở Hội An đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29/11/1991.
Chùa đã được trùng tu 6 lần vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904 và 1966. Chùa Ông ở Hội An đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 29/11/1991.
Chùa thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), ông là hình mẫu và biểu tượng cho triết lý sống cao cả của con người thời bấy giờ là: Nghĩa – Trung – Tín – Dũng. Vì vậy, việc thờ phụng Quan Công nhằm kính ngưỡng, ca tụng lòng nghĩa khí và tiết trung liệt, để người đời noi gương sáng.
Chùa thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), ông là hình mẫu và biểu tượng cho triết lý sống cao cả của con người thời bấy giờ là: Nghĩa – Trung – Tín – Dũng. Vì vậy, việc thờ phụng Quan Công nhằm kính ngưỡng, ca tụng lòng nghĩa khí để người đời noi gương sáng.
Đi lễ chùa Ông Hội An đầu năm là dịp để nhiều người bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền hiền, cầu mong năm mới an khang thịnh vượng. Lễ hội vía Ông được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngày vía Quan Hiển Thành diễn ra vào ngày 24 tháng 6 âm lịch hàng năm.
Đi lễ chùa Ông Hội An đầu năm là dịp để nhiều người bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền hiền, cầu mong năm mới an khang thịnh vượng. Lễ hội vía Ông được tổ chức vào ngày 16 tháng Giêng hàng năm. 
Từ 2 - 3 giờ sáng, nhiều du khách từ bắc tới nam đã xếp hàng, chờ đợi dâng hương hoa để cầu phúc cho gia đình. Chùa Ông đã trở thành một trung tâm tín ngưỡng của người dân Quảng Nam xưa và Hội An nay, có tiếng là nơi linh thiêng nhất.
Chùa Ông trở thành một trung tâm tín ngưỡng của người dân Quảng Nam xưa và Hội An nay, có tiếng là nơi linh thiêng nhất.
Do đó người ta đổ xô về, trước là để thắp hương tạ ân công, sau là xin lộc phát về làm ăn. Nơi tâm linh này đã trở thành điểm nhấn của văn hóa, tâm linh ở Hội An.
Người dân tìm đến, trước là để thắp hương tạ ơn, sau là xin lộc phát về làm ăn. Nơi tâm linh này đã trở thành điểm nhấn của văn hóa, tâm linh ở Hội An.
Nhiều người sờ tượng bạch mã cầu mong sức khỏe
Nhiều người sờ tượng bạch mã cầu mong sức khỏe
Chùa Ông là một trong các di tích dày đặc ở phố cổ Hội An như Đình Cẩm Phô, Chùa Cầu, các Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Tụy tiên đường Minh Hương hoặc các phật tự xa hơn như chùa Nam Tông, Vạn Đức…
Chùa Ông là một trong các di tích dày đặc ở phố cổ Hội An như đình Cẩm Phô, chùa Cầu, các Hội quán Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Tụy tiên đường Minh Hương hoặc các phật tự xa hơn như chùa Nam Tông, Vạn Đức…
Ở Hội An, cứ sau ngày Khai hạ (mồng 7 tháng Giêng), người dân lại nô nức chuẩn bị Tết Nguyên tiêu. Lễ tết này ở Hội An mang những giá trị văn hóa tiêu biểu và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi ở Việt Nam và châu Á do được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa của Việt Nam và có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nước Trung Hoa, Nhật Bản trong suốt thời kỳ hoàng kim của thương cảng quốc tế Hội An.
Ở Hội An, cứ sau ngày Khai hạ (mùng Bảy tháng Giêng), người dân lại nô nức chuẩn bị tết Nguyên tiêu. Lễ tết này ở Hội An mang những giá trị văn hóa tiêu biểu và có những nét đặc trưng riêng so với nhiều nơi ở Việt Nam và châu Á do được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa của Việt Nam và có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với các nước Trung Hoa, Nhật Bản trong suốt thời kỳ hoàng kim của thương cảng quốc tế Hội An.
Tết Nguyên tiêu ở Hội An diễn ra trong một không gian rộng lớn bao gồm cả nội thị và các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, trong khu vực phố cổ, vào ngày 16 tháng Giêng, từ tờ mờ sáng, đường phố Hội An đã đông người hơn hẳn ngày thường.
Tết Nguyên tiêu ở Hội An diễn ra trong một không gian rộng lớn bao gồm cả nội thị và các vùng nông thôn phụ cận. Đặc biệt, trong khu vực phố cổ, vào ngày 16 tháng Giêng, từ tờ mờ sáng, đường phố Hội An đã đông người hơn hẳn ngày thường.
Đặc trưng lễ hội Nguyên Tiêu ở Hội An là những tập tục, nghi thức tín ngưỡng của cộng đồng trong việc cúng tế các vị Thần, Tiền hiền, các đối tượng được thờ tự tại di tích tín ngưỡng liên quan. Cách bày trí, trang hoàng bàn thờ trong lễ tế, cờ hội, nhạc khí, lễ phục, ẩm thực…
Đặc trưng lễ hội Nguyên Tiêu ở Hội An là những tập tục, nghi thức tín ngưỡng của cộng đồng trong việc cúng tế các vị thần, tiền hiền, các đối tượng được thờ tự tại di tích tín ngưỡng liên quan. Cách bày trí, trang hoàng bàn thờ trong lễ tế, cờ hội, nhạc khí, lễ phục, ẩm thực…
Cùng với những nghi thức cúng tế truyền thống của từng địa phương, từng bang hội có sự khác nhau, ngoài ra có những tập tục đặc trưng như xô cộ, xin lộc, vay lộc làm ăn đầu năm, cầu may mắn, cầu tài lộc, dán giấy cầu an…
Cùng với những nghi thức cúng tế truyền thống của từng địa phương, từng bang hội có sự khác nhau, ngoài ra có những tập tục đặc trưng như xô cộ, xin lộc, vay lộc làm ăn đầu năm, cầu may mắn, cầu tài lộc, dán giấy cầu an…
Ngày 2/2/2023, Bộ VH-TT-DL  đã công nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 2/2/2023, Bộ VH-TT-DL đã công nhận tết Nguyên tiêu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lê Đình Dũng

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI