Vãn cảnh những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở châu Á

02/06/2023 - 17:09

PNO - Châu Á có nhiều ngôi chùa đẹp với kiến trúc độc đáo, thu hút du khách thập phương.

 

Đây là ngôi chùa được xác lập kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Kiến trúc chùa chỉ gồm duy nhất một gian bằng gỗ nằm trên một trụ đá. Trụ đá gồm 2 cột đá đường kính 1,2 mét nằm chồng lên nhau. Tổng chiều dài chưa kể phần chìm dưới mặt đất của cột trụ đá là 4 mét. Phía trên của cột trụ là hệ thống các dầm gỗ có kết cấu đối xứng, chắc chắn để làm giá đỡ cho ngôi đài Liên Hoa ở phía trên.
Chùa Một Cột (Việt Nam): Đây là ngôi chùa được xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á". Kiến trúc chùa chỉ gồm 1 gian bằng gỗ nằm trên một trụ đá gồm 2 cột đá đường kính 1,2m nằm chồng lên nhau. Tổng chiều dài chưa kể phần chìm dưới mặt đất của trụ đá là 4m. Phía trên của cột trụ là hệ thống các dầm gỗ có kết cấu đối xứng, chắc chắn để làm giá đỡ cho ngôi đài Liên Hoa ở phía trên.
Mái của chùa Một Cột được lợp bằng ngói đỏ gạch, có bốn góc uốn cong vút lên trời. Hình tượng 2 con rồng đặt trên đỉnh mái là biểu tượng lưỡng long chầu nguyệt mang văn hóa đậm chất phương Đông tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, âm dương hài hòa. Tọa lạc giữa hồ Linh Chiểu kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa trông đẹp tựa như một bông sen khổng lồ giữa hồ.
Mái của chùa Một Cột được lợp bằng ngói đỏ, có 4 góc uốn cong vút lên trời. Hình tượng 2 con rồng đặt trên đỉnh mái là biểu tượng "lưỡng long chầu nguyệt" mang văn hóa đậm chất phương Đông tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, âm dương hài hòa. Tọa lạc giữa hồ Linh Chiểu kiến trúc độc đáo giúp ngôi chùa trông như một bông sen khổng lồ giữa hồ.
Đây là ngôi chùa được xem như là biểu tượng của đất nước triệu voi, hình ảnh chùa xuất hiện trên tiền và quốc huy của Lào. Chùa That Luang nằm ở thủ đô Viêng Chăn, xây dựng vào năm 1566, được thiết kế mô phỏng hình nậm rượu. Chùa có tòa tháp chính cao 45 mét, hình dáng vươn cao như một mũi tên, chân tháp rộng 90m2. Đỉnh của bảo tháp được phủ 500 kg vàng lá, biểu tượng cho sự huy hoàng của Lào.
Chùa That Luang (Lào): Đây là ngôi chùa được xem như là biểu tượng của đất nước Triệu voi, hình ảnh chùa xuất hiện trên tiền và quốc huy của Lào. Chùa That Luang nằm ở thủ đô Viêng Chăn, xây dựng vào năm 1566, được thiết kế mô phỏng hình nậm rượu. Chùa có tòa tháp chính cao 45m, hình dáng vươn cao như 1 mũi tên, chân tháp rộng 90m2. Đỉnh của bảo tháp được phủ 500kg vàng lá, biểu tượng cho sự huy hoàng của Lào.
Xung quanh tháp chính được trang trí với 332 hình lá bồ đề cách điệu. Có 30 tháp nhỏ xung quanh tháp chính khắc họa hình ảnh Đức Phật Thích ca trải qua 30 năm tu hành gian khổ. Tất cả tháp chính và phụ đều được dát vàng rực rỡ. Đế của khối tháp là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía. Chân bệ tháp là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
Xung quanh tháp chính được trang trí với 332 hình lá bồ đề cách điệu. Có 30 tháp nhỏ xung quanh tháp chính khắc họa hình ảnh Đức Phật Thích Ca trải qua 30 năm tu hành gian khổ. Tất cả tháp chính và phụ đều được dát vàng rực rỡ. 
Chùa Werawsana tọa lạc ở thị trấn Aamarapura, cách Mandalay 1 giờ đi xe. Đây là ngôi chùa ngọc đầu tiên trên thế giới. Chùa được xây dựng vào năm 2012, chất liệu hoàn toàn bằng ngọc bích, gồm 11 ngàn tấn ngọc. Cách mảnh miếng và phiến cẩm thạch được lắp ráp lại với nhau cho tới khi tạo thành kết cấu ngôi chùa. Ngọc do người dân và nhà kinh doanh đồ trang sức U Soe Naing đóng góp. U Soe Naing dành khoảng 25 năm để thu thập và tích trữ tất cả ngọc bích.
Chùa Werawsana (Myanmar): Chùa Werawsana tọa lạc ở thị trấn Aamarapura, cách Mandalay 1 giờ đi xe. Đây là ngôi chùa ngọc đầu tiên trên thế giới. Chùa được xây dựng vào năm 2012, chất liệu hoàn toàn bằng ngọc bích, gồm 11 ngàn tấn ngọc. Các mảnh và phiến cẩm thạch được lắp ráp lại với nhau cho tới khi tạo thành kết cấu ngôi chùa. Ngọc do người dân và nhà kinh doanh đồ trang sức U Soe Naing đóng góp. U Soe Naing dành khoảng 25 năm để thu thập và tích trữ tất cả ngọc bích.
Chùa cao gần 23m, được xây dựng đủ vững chắc để chịu được trận động đất lên tới 6,59 độ Richter. Ngôi chùa mang đến một cảnh tượng ngoạn mục cho du khách trong khu vực với những viên ngọc lấp lánh trong nhiều sắc thái xanh lục khác nhau. Nên đi chùa vào buổi tối, khi các nền đá cẩm thạch không quá nóng vì vào chùa phải đi chân trần.
Chùa cao gần 23m, được xây dựng đủ vững chắc để chịu được trận động đất lên tới 6,59 độ Richter. Ngôi chùa mang đến một cảnh tượng ngoạn mục cho du khách trong khu vực với những viên ngọc lấp lánh trong nhiều sắc thái xanh lục khác nhau. Nên đi chùa vào buổi tối, khi nền đá cẩm thạch không quá nóng vì vào chùa phải đi chân trần.
Tọa lạc tại hòn đảo Penang, được biết đến với tên gọi chùa Cực Lạc. Đây là công trỉnh Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á với kiến trúc kết hợp giữa Thái Lan, Trung Quốc và Myanmar Toàn bộ ngôi chùa có một phần được khắc sâu vào sườn đồi tại Ari Itam, cách đồi Penang khoảng 3km. Khuôn viên chùa rộng 12.000 ha, có nhiều công trình thờ cúng lớn nhỏ, kéo dài từ chân đồi tới đỉnh núi. Trong đó khu điện thờ trung tâm và khu đền thờ ở trên đỉnh núi.
Chùa Kek Lok Si (Malaysia): Tọa lạc tại hòn đảo Penang, được biết đến với tên gọi chùa Cực Lạc. Đây là công trình Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á với kiến trúc kết hợp giữa Thái Lan, Trung Quốc và Myanmar. Toàn bộ ngôi chùa có một phần được khắc sâu vào sườn đồi tại Ari Itam, cách đồi Penang khoảng 3km. Khuôn viên chùa rộng 12.000ha, có nhiều công trình thờ cúng lớn nhỏ, kéo dài từ chân đồi tới đỉnh núi. Trong đó khu điện thờ trung tâm và khu đền thờ ở trên đỉnh núi.
Công trình chính của chùa là một bảo tháp cao 30m mái kiểu Myanmar. Tháp là nơi trung bày và thờ tự hơn 1000 tượng và hình ảnh Phật, trong đó có bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 36,5m đúc bằng đồng.Tuy rất rộng nhưng việc đi lại trong chùa gần như khép kín với các hành lang nối liền từ gian thờ này tới gian thờ khác. Du khách dễ dàng lên, xuống dốc tới các khu thờ bằng cáp treo. Điểm ấn tượng nhất đối với du khách khi đặt chân đến chùa có lẽ là mùi mì laska thơm nồng của những hàng ăn bán món truyền thống có mặt ở khắp các lối vào chùa.
Công trình chính của chùa là một bảo tháp cao 30m mái kiểu Myanmar. Tháp là nơi trưng bày và thờ tự hơn 1.000 tượng và hình ảnh Phật, trong đó có bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 36,5m đúc bằng đồng. Tuy rất rộng nhưng việc đi lại trong chùa gần như khép kín với các hành lang nối liền từ gian thờ này tới gian thờ khác. Du khách dễ dàng lên, xuống dốc tới các khu thờ bằng cáp treo. Điểm ấn tượng nhất đối với du khách khi đặt chân đến chùa có lẽ là mùi mì laska thơm nồng của những hàng ăn bán món truyền thống có mặt ở khắp các lối vào chùa.
Chùa nằm ở thủ đô Bangkok, cạnh dòng sông Chao Phraya thơ mộng. Chùa xây từ thế kỷ thứ 18, thiết kế theo hình dáng của một con thuyền mang hơi hướng Trung Quốc kết hợp với kiến trúc mái Thái cao vút mang đậm phong cách thời Ayutthaya. Thiết kế kiểu con thuyền để ghi nhận công cuộc giao thương hàng hải của Thái với các nước láng giềng. Bên trong chùa được bày trí khá đơn giản, thờ phật và các bình xá lợi. Nhiều người tới chùa để thỉnh xá lợi, nhất là dân kinh doanh. Những viên xá lợi nhỏ thường phát cho du khách còn kích thước lớn hơn thì phải mua.
Chùa Wat Yannawa (Thái Lan): Chùa nằm ở thủ đô Bangkok, cạnh dòng sông Chao Phraya thơ mộng. Chùa xây từ thế kỷ thứ XVIII, thiết kế theo hình dáng của 1 con thuyền mang hơi hướng Trung Quốc kết hợp với kiến trúc mái Thái cao vút mang đậm phong cách thời Ayutthaya. Thiết kế kiểu con thuyền để ghi nhận công cuộc giao thương hàng hải của Thái với các nước láng giềng. Bên trong chùa được bài trí khá đơn giản, thờ Phật và các bình xá lợi. Nhiều người tới chùa để thỉnh xá lợi, nhất là dân kinh doanh. Những viên xá lợi nhỏ thường phát cho du khách còn kích thước lớn hơn thì phải mua.
Phía sau chùa là sông và một bến tàu là nơi Hoàng hậu cùng các Phật tử thường xuyên lui tới đến phóng sinh cá. Khúc sông ngay chùa có rất nhiều cá da trơn trú và được xem là loài cá linh thiêng. Dân chài đánh bắt trúng đều thả xuống sông lại. Chỉ cần đứng trên bến tàu rải thức ăn xuống dòng nước, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng hàng nghìn con cá nổi lên đớp thức ăn vô cùng thú vị.
Phía sau chùa là sông và 1 bến tàu là nơi Hoàng hậu cùng các phật tử thường xuyên lui tới phóng sinh cá. Khúc sông ngay chùa có rất nhiều cá da trơn trú ẩn và được xem là loài cá linh thiêng. Dân chài đánh bắt trúng đều thả xuống sông lại. Đứng trên bến tàu rải thức ăn xuống dòng nước, du khách được thấy cảnh hàng ngàn con cá nổi lên đớp thức ăn kín một góc sông.
Chùa Kinkaku-ji còn gọi là chùa vàng, nằm ở Kyoto. Kiến trúc chùa mô phỏng văn hóa Kitayama xa hoa của giới quý tộc giàu có ở Kyoto trong thời Yoshimitsu. Mỗi tầng của chùa được thiết kế theo lối kiến trúc khác nhau. Tầng 1 được xây dựng theo phong cách Shinden với các cột gỗ và bức tường thạch cao màu trắng làm nổi bật lớp mạ vàng phía trên. Tượng của Phật Shaka (Đức Phật Thích Ca) và Yoshimitsu được cất giữ ở tầng một.
Chùa Kinkaku-ji (Nhật): Chùa Kinkaku-ji còn gọi là chùa Vàng, nằm ở Kyoto. Kiến trúc chùa mô phỏng văn hóa Kitayama xa hoa của giới quý tộc giàu có ở Kyoto trong thời Yoshimitsu. Mỗi tầng của chùa được thiết kế theo lối kiến trúc khác nhau. Tầng 1 được xây dựng theo phong cách Shinden với các cột gỗ và bức tường thạch cao màu trắng làm nổi bật lớp mạ vàng phía trên. Tượng của Phật Shaka (Đức Phật Thích Ca) và Yoshimitsu được cất giữ ở tầng một.
Tầng thứ 2 được xây dựng theo phong cách Bukke thường thấy trong các khu nhà ở của Samurai và bên ngoài được phủ hoàn toàn bằng vàng lá. Ở tầng này có tượng vị Bồ tát Kannon ngồi bao quanh bởi các bức tượng của Tứ đại thiên vương. Tầng trên cùng mang thiết kế của phong cách của thiền viện Trung Quốc, được mạ vàng từ trong ra ngoài. Mái của của chùa Vàng Kyoto có hình kim tự tháp và được bao phủ trong các mảnh gỗ hinoki. Đỉnh mái được trang trí hình phượng hoàng bằng đồng, đây là biểu tượng của sự ưu ái, đức hạnh và hài hòa.

Tầng thứ 2 được xây dựng theo phong cách Bukke thường thấy trong các khu nhà ở của Samurai và bên ngoài được phủ hoàn toàn bằng vàng lá. Ở tầng này có tượng vị Bồ tát Kannon ngồi bao quanh bởi các bức tượng của Tứ đại thiên vương. Tầng trên cùng mang phong cách thiết kế của thiền viện Trung Quốc, được mạ vàng từ trong ra ngoài. Mái của chùa Vàng Kyoto có hình kim tự tháp và được bao phủ trong các mảnh gỗ hinoki. Đỉnh mái được trang trí hình phượng hoàng bằng đồng - biểu tượng của sự ưu ái, đức hạnh và hài hòa.

Ng.Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI