Từ năm 2015, Nhật Bản rất 'khát' lao động ngành xây dựng

19/01/2015 - 14:26

PNO - PN - Để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ năm 2015 đến năm 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh xây dựng.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tu nam 2015, Nhat Ban rat 'khat' lao dong nganh xay dung

Theo ông Tống Hải Nam (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), năm qua không hoàn toàn thuận lợi đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động (XK LĐ) theo hợp đồng, tuy nhiên, nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam (LĐ VN) của thị trường Nhật Bản, Đài Loan vẫn tăng đáng kể.

* Thị trường XK LĐ năm 2014 có gì đặc biệt không, thưa ông?

- Năm qua, chúng ta gặp khó khăn do cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cung ứng LĐ. Chất lượng LĐ XK chưa cao, một số doanh nghiệp (DN) chưa quan tâm đến công tác tuyển chọn, đào tạo, quản lý LĐ ở nước ngoài, chậm xử lý khi phát sinh vụ việc liên quan đến LĐ.

Vẫn còn hiện tượng cá nhân, tổ chức lợi dụng, thu tiền bất hợp pháp đối với người lao động (NLĐ); tình trạng LĐ VN bỏ hợp đồng hoặc không về nước sau khi hết hạn hợp đồng vẫn diễn ra.

Tuy nhiên, nhu cầu tiếp nhận LĐ VN của thị trường Nhật Bản, Đài Loan tăng đáng kể; trình độ tay nghề, ngoại ngữ và ý thức kỷ luật của LĐ VN được cải thiện. Cụ thể, năm 2014, lần đầu tiên ta đưa được trên 100.000 LĐ đi XK LĐ.

Ở các thị trường trọng điểm truyền thống, số lượng LĐ đưa đi tăng đáng kể so với năm 2013. Cụ thể, Đài Loan với 62.000 LĐ (năm 2013: 46.000), Nhật Bản gần 20.000 LĐ (năm 2013: 9.600), Hàn Quốc gần 7.000 LĐ (năm 2013: 5.500)...

* Năm 2015, thị trường nào tiếp tục khởi sắc?

- Năm 2015, theo dự báo, Đài Loan và Nhật Bản tiếp tục là thị trường trọng điểm của ngành XK LĐ. Để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020, từ năm 2015 đến năm 2020, Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lượng lớn thực tập sinh (TTS) xây dựng.

Ngoài ra, Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng các ngành cơ khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, LĐ có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, điều dưỡng, hộ lý.

* Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ có nhu cầu đi làm việc tại hai thị trường này, chúng ta có biện pháp gì?

- Việc giảm chi phí đi Đài Loan trong năm 2015 đang được Cục Quản lý LĐ ngoài nước xem xét, đồng thời, giám sát, xử phạt những DN thu chi phí cao của NLĐ. Với thị trường Nhật, Cục tăng cường công tác giám sát từ khâu giới thiệu DN với Tổ chức tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO).

Hiện có 160 DN thực hiện việc đưa TTS đi Nhật Bản. Cục sẽ xem xét để đảm bảo không xảy ra chuyện tranh giành hợp đồng, ồ ạt tuyển dụng. DN nào tuyển dụng nhiều nhưng không đưa đi được thì sẽ bị xử lý.

* Cục có kế hoạch mở rộng những thị trường có thu nhập cao trong năm tới?

- Chúng tôi đang triển khai dự án hỗ trợ đưa LĐ VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan của Nhật Bản và Đức để thực hiện chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại hai quốc gia này.

Tu nam 2015, Nhat Ban rat 'khat' lao dong nganh xay dung

Lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan

Năm 2015, có tám ngành nghề LĐ trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn. Vì vậy, số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài thuộc đối tượng này dự báo sẽ gia tăng trong năm 2015.

* Xin cảm ơn ông.

Vừa qua, báo Phụ Nữ đã có loạt bài Hàng loạt người Việt bị lừa sang Nga lao động chui kêu cứu, ông Nam cho biết: từ tháng 7/2012, Cục đã không thẩm định các đơn hàng LĐ phổ thông đi Nga làm việc trong lĩnh vực xây dựng, dệt may... do quá nhiều rủi ro, lương thấp. Đến năm 2014, các DN đã tổ chức đưa khoảng 1.200 LĐ hợp pháp sang làm việc tại Nga và các nước Đông Âu, chủ yếu là LĐ có tay nghề kỹ thuật.

Theo ông Nam, thời gian qua nhiều NLĐ đã thông qua các cá nhân, tổ chức không có giấy phép hoạt động dịch vụ XK LĐ làm trung gian, cò mồi; hoặc thông qua người thân là người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại Nga để đưa NLĐ sang Nga, chủ yếu làm việc tại các “xưởng may đen” hoặc tại các công trường xây dựng của các chủ sử dụng LĐ bất hợp pháp.

Mọi chế độ đối với NLĐ đều trên cơ sở thỏa thuận miệng, nhiều trường hợp có điều kiện ăn ở, làm việc rất kém, thậm chí bị chủ sử dụng bóc lột, không được trả lương, bị sang tay... Vì vậy, LĐ VN khi muốn sang Nga hay những nước khác làm việc thì nên tìm hiểu kỹ thông tin về chính sách, quy định của pháp luật Việt Nam và nước đến làm việc; cần đăng ký đi theo đường chính ngạch, thông qua các DN được Bộ LĐ-TB-XH cấp phép đưa người đi làm việc ở nước ngoài và có hợp đồng đã được thẩm định tại Cục Quản lý LĐ NN, để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

Trường hợp NLĐ gặp rủi ro, hãy liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, 13 Bolshaya Pirogovskala, Moscow, điện thoại: (007499) 2470212 để được trợ giúp.

 QUỲNH MAI thực hiện

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI