Tọa đàm về phòng chống bạo lưc, xâm hại trẻ em

26/06/2014 - 09:37

PNO - PNO - Ngày 25/6, tại TP.HCM, Hội LHPN Việt Nam tổ chức tọa đàm “Vai trò của cha mẹ trong phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.

edf40wrjww2tblPage:Content

Toa dam ve phong chong bao luc, xam hai tre em

Các đại biểu giao lưu tại tọa đàm.

Tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn TP.HCM trong công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là vai trò của cha mẹ.

5 năm làm công tác tiếp nhận thông tin của bạn đọc, chị Nguyễn Thu Đào - nhân viên ban Công tác bạn đọc Báo Phụ Nữ TP.HCM cho biết: Trong năm 2013 và nửa đầu năm 2014, Đường dây khẩn của Báo Phụ Nữ đã tiếp nhận hơn 80 thông tin liên quan đến bạo lực gia đình. Nhiều vụ rất nghiêm trọng, cần sự hỗ trợ kịp thời của Báo và cơ quan chức năng, trong đó có những vụ cha đánh con gây thương tích nặng, trẻ bị người thân xâm hại tình dục, trò bị cô giáo đánh gãy xương. Báo Phụ Nữ không chỉ hỗ trợ các nạn nhân ngay khu sự việc xảy ra mà luôn theo sát nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân như đưa các em vào các trung tâm nuôi dưỡng, tạo điều kiện để các em được đi học, đào tạo nghề, đỡ đầu học bổng…

“Trong thâm tâm những người làm báo, chúng tôi luôn trăn trở làm cách nào để bảo vệ các em nhiều hơn, mong muốn các em luôn được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình và xã hội” - chị Thu Đào chia sẻ.

Toa dam ve phong chong bao luc, xam hai tre em

Phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con.

Bà Trần Thị Phương Hoa - Phó chủ tịch Hội LHPN TP.HCM cho biết, hiện nay, Hội LHPN TP.HCM có nhiều mô hình câu lạc bộ (CLB) nhằm triển khai đề án 704 về “5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” như: CLB Nuôi dạy con tốt, CLB Người cha tốt của con. Đặc biệt, Thành Hội đã xây dựng hai nhóm trẻ gia đình tại Q. Bình Tân và Q. Thủ Đức, tổ chức 5 lớp bồi dưỡng kiến thức cho 400 bảo mẫu. Các cấp Hội cơ sở còn thường xuyên tổ chức các chuyên đề dành cho con, cho bố mẹ, nhất là trang bị kỹ năng cho các em trong độ tuổi vị thành niên để các em biết các kỹ năng ứng phó, tự bảo vệ mình.

Theo thống kê của Bộ LĐ - TB &XH, tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ở nước ta đang có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo hành không chỉ là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay mà còn ảnh hưởng lớn đến sụ phát triển thể trạng, tinh thần của trẻ trong suốt những năm sau này. Số liệu thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.000 vụ bạo hành trẻ em và hàng chục trẻ thiệt mạng do bạo lực. Đáng chú ý, có những trẻ bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc xâm hại, bạo hành.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự phát triển kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp, đảo lộn giá trị sống, tạo ra lối sống gấp, hành vi lệch chuẩn. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khiến nhiêu trẻ em bị xâm hại, bạo lực trong thời gian dài là do hành vi đó không bị tố cáo, tố giác kịp thời.

Uyên Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI