Thói xấu người Việt thăng hoa qua lễ hội đầu năm?

22/02/2016 - 07:31

PNO - Lễ hội dân gian vào dịp đầu Xuân thể hiện văn hóa mỗi vùng, miền nhưng ngày nay đã bị biến tướng thành những trò phản cảm.

Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Chiều 20/2/2016 (tức 13 tháng Giêng) tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, hàng nghìn thanh niên trai tráng, trong đó có nhiều người xăm trổ tranh cướp phết kinh hoàng để cầu may mắn. Đây là lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh mẫu Đại vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.
Thoi
Trong phần hội, 6 quả phết được ông "Chỉ Tiên" đem ra tung cho người dân với ý nghĩa: Nếu ai bị quả phết rơi vào đầu hay chạm tay thì năm đó không chỉ riêng họ mà cả làng, gia đình, thôn xóm đều gặp may mắn. Vì thế, hàng nghìn người đã nhảy vào tranh cướp thậm chí đổ máu để cầu may.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Tình trạng đánh nhau để cầu may năm nào cũng diễn ra ở phiên chợ Chuộng đầu năm ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Cứ vào mùng 6 tháng Giêng, hàng nghìn người đổ về phiên chợ này để “mua may, bán rủi”. Chợ Chuộng còn được biết đến bằng nhiều tên gọi khác như chợ choảng nhau, chợ giải xui, chợ ân oán… Người dân đến chợ Chuộng dù không quen biết, nhưng hễ gặp nhau là họ "choảng" nhau bằng cà chua, táo, trứng thối...
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Những năm gần đây, phiên chợ Chuộng năm nào cũng có những trận đánh nhau lớn. Một số thanh niên đã lợi dụng phiên chợ để thanh toán hiềm khích cá nhân. Có người đã mang thương tật vì đánh nhau tại chợ Chuộng. Nhiều du khách đến chợ rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh các nhóm thanh niên trai tráng rượt đuổi nhau bằng gậy gộc, thậm chí bằng dao, kiếm… Có người bị đuổi đánh đau đớn đã phải nhảy xuống sông mới thoát nạn.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Lễ hội Gầu Tào (từ ngày 4 - 6/1 Âm lịch) ở xã Sa Pả, tỉnh Sa Pa là phong tục truyền thống của người Mông được tổ chức chức hằng năm để cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ cho mọi người, mọi nhà khỏe mạnh, dân bản ấm no, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng…nhưng cũng bị thanh niên làm cho biến tướng.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Phần hội có trò kéo vợ thể hiện sự danh giá của người phụ nữ, đồng thời thể hiện tình yêu mãnh liệt của người con trai dành cho người con gái người Mông. Nhưng một số thanh niên lạm dụng, chọc ghẹo phụ nữ khiến ý nghĩa tốt đẹp của tập tục này ít nhiều bị giảm sút.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Tình trạng con người tìm mọi cách hối lộ các vị thần thánh "nhét tiền lẻ vào tay Phật" cũng diễn ra phổ biến trong vài năm gần đây (Ảnh: Người dân nhét tiền vào tay Phật nghìn mắt, nghìn tay ở Hội Lim, Bắc Ninh ngày 20/2/2016).
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Theo các chuyên gia Văn hóa, hành động nhét tiền vào tay Phật là phản văn hóa, làm xấu đi hình ảnh của văn hóa tâm linh trong các lễ hội. Đó là cách hiểu sai lầm, Phật không "lợi ích nhóm" mà luôn công tâm với tất cả mọi người, chỉ cần con người có lòng hướng thiện.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Cũng là lễ hội quan trọng của cả nước diễn ra vào đầu năm, nhưng lễ hội Minh Thề - thề không tham nhũng (tổ chức ngày 21/2/2016, làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng) lại có ít người tham dự. Trong phần lễ, lời thề được xướng lên trước các quan thần linh: "Nếu có lòng tham lấy của công về làm của tư, nguyện cầu các thần linh đả tử!".
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Ông Phạm Đăng Khoa, 80 tuổi, người viết sử của làng Hòa Liễu, cho biết: “Có nhiều câu chuyện về những người tham gia Minh Thề bị trừng phạt. Những ai tội không đáng chết sẽ bị trừng phạt như bị ốm đau triền miên và phải mất rất nhiều tiền để chạy chữa. Từ lúc được công nhận đến nay, có đúng một năm, một vị từng là quan chức huyện về làm chủ lễ và thề không tham nhũng với dân làng. Năm đó, vị đó mất. Từ đó, lễ hội chỉ tổ chức với quy mô cấp làng. Có lẽ vì thế mà nhiều quan chức không hào hứng đến dự lễ hội và thề”.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Năm nay có lãnh đạo UBND huyện Kiến Thụy đến dự nhưng không tham gia nghi thức thề trong lễ hội. Nói về điều này, ông Bùi Thế Thảo, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cho rằng, việc lãnh đạo không tham gia nghi lễ Minh Thề vì đây là lễ hội của làng.
Thoi xau nguoi Viet thang hoa qua le hoi dau nam?
Trong khi đó, cùng thời điểm này hàng vạn người đã tìm về Đền Trần (phường Lộc Vượng, TP. Nam Định) dự lễ Khai ấn, cầu thăng quan tiến chức. Khoảng 2000 cảnh sát sẽ tham gia đảm bảo an ninh ở Đền Trần trong những ngày này. Nhưng năm nào cũng diễn ra tình trạng hỗn độn, quá tải vì người dân chen nhau mua ấn mang về nhà để đường công danh sự nghiệp sáng lạng.

Phương Dung (T/H)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI