Rơi kính tòa nhà khiến nữ bác sĩ liệt nửa người: Có trách nhiệm hình sự?

11/05/2024 - 06:22

PNO - Khi đang ngồi uống cà phê tại quán C. trên phố Thái Hà (Hà Nội) một người bất ngờ bị kính rơi trúng, phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ bị liệt nửa người. Nếu có sai phạm hay không đủ đáp ứng an toàn thì vụ việc tấm kính rơi trong cơn giông cần xem xét trách nhiệm hình sự.

Tối ngày 20/4, chị H.M.L - một nữ bác sĩ công tác tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều (Hà Nội) đang ngồi uống cà phê tại quán C. tại tầng 1 toà nhà V. trên phố Thái Hà thì bị kính rơi trúng người dẫn đến thương tích nặng. Nạn nhân nhập viện trong tình trạng vỡ nhiều thân đốt sống, tổn thương tủy sống làm hai chân liệt hoàn toàn, gãy nhiều xương sườn gây chấn thương ngực kín, tràn máu tràn khí màng phổi, chấn thương gan độ 4, chấn thương lách độ 2.

Nơi xảy ra vụ việc.
Nơi xảy ra vụ việc

Liên quan tới vụ việc trên, đại diện quán C. đã xác nhận vụ việc và cho biết đã ngay lập tức đưa người bị thương vào viện chữa trị. Phối hợp với các cơ quan chức năng và BQL tòa nhà V. (bên cho thuê và vận hành tòa nhà) xác định thiệt hại và đề xuất phương án hỗ trợ. Cửa hàng tạm ngừng hoạt động vào lúc 21g cùng ngày.

Trong thông báo, quán C. cho biết đã thông báo với BQL tòa nhà V., đồng thời trình báo cơ quan công an, hỗ trợ khám nghiệm hiện trường. Ngoài ra, quán đã gửi công văn xác nhận các thiệt hại với BQL tòa nhà V. và cùng làm việc để đề xuất phương án hỗ trợ của mỗi bên.

Trường hợp chị H.M.L (nạn nhân bị đa chấn thương) cần tiếp tục điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Theo luật sư Trương Thanh Hoà - Văn phòng luật sư Triều Dương thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: "Vụ việc cần lưu tâm vấn đề an toàn tại các công trình xây dựng thời gian gần đây. Sở dĩ đề cập đến vấn đề an toàn của các công trình xây dựng vì sự cố xảy ra nằm trong một công trình xây dựng đã được vận hành, sử dụng như vậy mức độ tiềm ẩn nguy cơ sẽ cao hơn nhiều khi đó là nơi kinh doanh, tập trung đông người".

LS Hoà cho rằng việc mưa giông làm rơi, vỡ kính có thể được coi là bất khả kháng nếu thiết kế, thi công này không có sai phạm và luôn được thường xuyên đánh giá về mức độ an toàn cũng như khả năng đáp ứng, chống đỡ với các tác nhân, ngoại lực từ môi trường xung quanh. Nếu quá trình điều tra xác minh của các cơ quan chức năng cho thấy trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình... mà có yếu tố sai phạm, không đáp ứng đúng, đủ các yêu cầu đề ra của công trình xây dựng theo quy định của pháp luật thì tùy theo mức độ gây hậu quả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay các cơ quan chức năng đang thực hiện các nhiệm vụ đánh giá, điều tra xác minh để làm rõ có hay không trách nhiệm hình sự và các cơ sở trách nhiệm khác của các bên liên quan trong sự việc. Theo LS Hoà, phát sinh trách nhiệm dân sự cũng được căn cứ theo Điều 584 và Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 (nếu không phải trường hợp bất khả kháng) cùng với tiêu chí về nguyên tắc "thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời" quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 3 Nghị quyết 02/2022/ NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bảo Khang

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu