PNO - Đầu năm mới, sau lễ “hành thuyền” cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân vùng biển Cửa Lò lại ra khơi bắt đầu một mùa đánh bắt mới.
Đầu năm mới là thời điểm thời tiết thuận lợi, nhiều luồng cá vào gần bờ. Ngoài những thuyền lớn đánh bắt xa bờ thì ghe đi lộng (đánh bắt cách bờ khoảng 2 hải lý) cũng nhộn nhịp ra khơi.
![]() |
Khi bình minh chưa lên, người dân đã ra đón đoàn đi lộng về, hòng bắt gặp những cá, tôm... còn tươi rói. |
![]() |
Thuyền thúng rẽ sóng vào bờ, kết thúc một chuyến lộng đầu năm. Nghề đi lộng trước thường dành cho những ngư dân nghèo không có thuyền lớn, hoặc những lão ngư có tuổi đã mỏi gối chồn chân sau nhiều năm ăn sương uống gió, cũng là cái nôi cho những đứa trẻ miền biển chập chững vào nghề rẽ sóng mưu sinh. |
![]() |
Để đi lộng, ngư dân ra khơi từ 4 giờ sáng bằng những chiếc thuyền thúng chèo tay mang theo các tay lưới ra vũng có các luồng cá, thả đến tay cuối thì quay lại kéo tay đầu lên và gỡ cá mang vào. |
![]() |
Những con cá nhỏ còn bơi mạnh mẽ trong nước. Với người sành ăn, hải sản đi lộng được ưa chuộng hơn các loại cá tôm được đánh bắt xa bờ, dài ngày. |
![]() |
Thành quả của chuyến đi lộng. Hải sản đi lộng thường là cua ghẹ hoặc các loại cá nhỏ như trích, kình, nục… |
![]() |
Tuy là cá nhỏ nhưng rất tươi ngon và được ưa chuộng. Từ sáng sớm đã có rất nhiều người chờ đón tại bờ biển để mua, ai chậm chân là không còn. |
![]() |
Thu nhập cho mỗi thuyền ít thì một triệu đồng, nhiều thì năm, bảy triệu... nên hầu hết các thuyền thúng hiện nay đều được gắn máy thay vì chèo tay như trước đây. Mặc dù vậy, nghề lộng cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi các luồng nước lạnh về thì cá tôm cũng đi mất. Theo các ngư dân, mỗi đợt đánh bắt như vậy chỉ kéo dài được tầm 7 ngày. |
Nguyễn Hoàng Tuấn
Chia sẻ bài viết: |
Hàng trăm người dân xếp hàng dài chờ gõ chuông cầu may mắn tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3 (TPHCM) và chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Đêm 30, chuyến tàu SE1 đưa 95 hành khách trở về bên gia đình để đón tết.
Chiều 30 tết, nhiều người dân TPHCM đến chợ hoa "gom" những chậu kiểng giảm giá về chưng.
Đường hoa Đồng Tháp xuân Quý Mão được thiết kế với các vật liệu thân thiện môi trường, đặc biệt nhất là linh vật mèo được tạo hình với lá sen khô.
Nghề chở thuê cây cảnh chưng tết giúp người lao động nghèo kiếm thêm thu nhập để trang trải cho những ngày chuẩn bị đón năm mới.
Làng trầu Vị Thủy là nơi hiếm hoi còn giữ được nghề trồng trầu truyền thống, với những nét văn hóa, nét đẹp bình dị của vùng nông thôn.
Ở TPHCM, có những căn nhà hàng trăm tuổi không chỉ mang bản sắc kiến trúc cổ, mà còn lưu lại dấu ấn về lịch sử, văn hóa.
Cây mai cổ thụ 50 năm tuổi được rao bán với giá 4 tỉ đồng tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng, quận 7.
Để tránh cái lạnh “cắt da thịt”, những người bán hoa tết phải dựng lều trú mưa, đốt lửa, thậm chí mặc thêm lớp áo mưa tránh gió lạnh.
Những ngày cuối năm, nhiều người dân TPHCM đến đường Hải Thượng Lãn Ông để mua sắm đồ trang trí tết.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, phố Hàng Mã đã liên tục “thay áo mới” từ không khí Noel tới năm mới và giờ đang phong phú mặt hàng đón tết.
Phường Kim Long, TP Huế đã bố trí 6 khung để đặt ông Táo trên các tuyến đường sau khi cúng, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
Trưa 23 tháng Chạp, nhiều phương tiện lên trời của ông Táo bị mắc cạn giữa rác, tro không thể bơi sau khi được thả.
Chợ "nhà giàu" tấp nập khách ngày ông Công, ông Táo
Ngay khi các địa phương công bố những hình ảnh linh vật mèo đầu tiên, nhiều người đã được dịp cười nghiêng ngả.
Những ngày giữa tháng Chạp, xóm chổi đót không ngớt âm thanh huyên náo, người dân chạy nước rút cho kịp mẻ hàng cuối năm.