Phim truyền hình đang bêu xấu hình ảnh đàn ông Việt?

06/12/2020 - 17:00

PNO - Đàn ông trong phim truyền hình Việt thường được khắc họa với vô vàn tật xấu: gia trưởng, nhu nhược, thủ đoạn, dễ ngoại tình… khiến khán giả phát ngán.

Xem phim Việt hết muốn lấy chồng!

Theo dõi ba bộ phim Việt giờ vàng đang phát sóng trên các kênh VTV: Trói buộc yêu thương, Lửa ấm Hồ sơ cá sấu, hình ảnh các ông chồng trong cả ba bộ phim đều khó tạo được thiện cảm với người xem. Trói buộc yêu thương có ba nhân vật nam nằm ở tuyến chính là Khánh, Tiến và Hiếu thì hai nhân vật (Khánh, Tiến) làm người xem ghét vì sự ích kỷ, thủ đoạn, thực dụng.

Trong công việc cả hai đều thiếu bản lĩnh khi luôn tìm cách dựa dẫm và lợi dụng mẹ là bà Lan để công việc hanh thông, còn trong cuộc sống họ cũng là những người dễ sa ngã trong tình cảm. Vừa gặp lại tình cũ (Hà), Khánh đã muốn bỏ vợ để nối lại tình xưa.

Khánh- một trong ba nam chính của phim Trói buộc yêu thương- khiến khán giả ghét cay ghét đắng
Khánh - một trong ba nam chính của phim Trói buộc yêu thương-  khiến khán giả ghét cay ghét đắng

Cũng như ông anh vợ (Khánh), Tiến dù đã có gia đình nhưng vẫn ngoại tình, anh cặp kè là Phương, vốn là người yêu của Hiếu - em vợ Tiến. Đáng sợ hơn Tiến còn chiều theo ý Phương giở trò "đâm sau lưng" người thân khi bí mật tố cáo Khánh tội gian lận, sửa điểm thi, khiến Khánh có nguy cơ vào tù.

Một người chồng khác cũng khiến người xem “ớn lạnh” là nhân vật Hải trong phim Hồ sơ cá sấu. Ngay tập đầu, nhân vật này đã được miêu tả là một người ghen tuông đến bệnh hoạn.

Hải luôn hậm hực ra mặt khi thấy người khác giới nói chuyện với Nguyệt, vợ mình. Anh lục ví vợ xem hóa đơn uống cà phê để điều tra cô đi với ai. Mỗi lần xảy ra cãi vã, Hải lại sinh ra ham muốn dục vọng và bắt Nguyệt “chữa bệnh” ngay lúc đó khiến cô vô cùng mệt mỏi và chán nản.

 
Tiến trong Trói buộc yêu thương cũng là gã đàn ông hèn yếu
Tiến trong Trói buộc yêu thương cũng là gã đàn ông hèn nhát

Tuy nhiên không chỉ những vai phản diện như Khánh, Tiến, Hải mới được khắc họa xấu xí mà cả nhân vật chính diện như Minh trong Lửa ấm cũng khiến người xem ngán ngẩm vì sự nhu nhược, ba phải.

Là đội trưởng chữa cháy, Minh được xây dựng với hình tượng là người lính kiên cường, bản lĩnh, một người chồng, người cha tốt tuy nhiên những hành xử của nhân vật này khi tuyến truyện rẽ sang hướng khai thác chuyện ngoại tình đã phá hỏng hoàn toàn hình tượng tốt đẹp mà kịch bản muốn xây dựng.

Sự ba phải phá hoại hình tượng tốt đẹp của  một người lình chữa cháy như Minh bị xóa sạch trong Lửa ấm
Sự ba phải của Minh phá hoại hình tượng tốt đẹp của một người lính chữa cháy trong Lửa ấm

Minh thiếu chính kiến trong các việc làm quá đáng của mẹ như đòi xét nghiệm ADN cháu nội, nhận Ngọc - người tình cũ của Minh - làm con nuôi, đưa Ngọc về nhà sống chung.

Minh ba phải trong mối quan hệ với Ngọc khi miệng nói xem cô như em gái nhưng mặt mũi lúc nào cũng hớn hở khi gặp Ngọc, luôn tạo điều kiện cho Ngọc xen vào mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Đã vậy Minh còn nghi ngờ, ghen tuông với Khánh - đồng nghiệp của vợ - dù giữa hai người này chỉ có mối quan hệ công việc.

Ở màn ảnh nhỏ phía Nam, trong hai phim Vua bánh mì Bánh mì ông Màu đang phát sóng thì cả nhân vật chính diện và phản diện đều do Cao Minh Đạt đóng là những người chồng ngoại tình, xem vợ là công cụ tiến thân.

Ông Đạt trong Vua bánh mì chấp nhận hôn nhân không tình yêu với Khuê để khuếch trương sự nghiệp gia đình và ngoại tình với Dung. Còn ông Cường trong Bánh mì ông Màu là kẻ “tham sang phụ khó”, phụ bạc vợ, cặp bồ lại còn lập mưu chiếm đoạt công ty mà cha vợ - ông Màu- đã cực nhọc gầy dựng.

Đàn ông “auto” xấu trên phim?

Gia đình là chủ đề thường thấy ở phim truyền hình và khai thác bi kịch gia đình là cách tạo kịch tính để phim "níu chân" khán giả qua nhiều tập. Vì vậy xu hướng chung là các kịch bản thường xoáy vào những mâu thuẫn thường ngày như chồng - vợ, mẹ chồng - nàng dâu, chị dâu - em chồng, anh em ruột…

Và “tội nhân” gây ra các mâu thuẫn trên thường là đàn ông. Điều này một phần xuất phát từ việc đối tượng xem phim truyền hình chủ yếu là nữ giới mà phái nữ luôn có tâm lý tự coi mình là kẻ yếu đuối, đáng thương - xã hội cũng thường nhìn phụ nữ dưới góc độ này.  Vì thế đàn ông hay bị gán mác xấu trên phim.

Nhân vật Hải trong Hồ sơ cá sấu là người chồng ghen tuông đến mức bệnh hoạn
Nhân vật Hải trong Hồ sơ cá sấu là người chồng ghen tuông đến mức bệnh hoạn

Mô típ chung khi khắc họa những người chồng trong phim nếu không gia trưởng thì cũng là kẻ nhu nhược, không cộc cằn thì cũng là kẻ ưa bạo lực. Phim Hoa hồng trên ngực trái, Trói buộc yêu thương không chỉ một mà đến hai tuyến nhân vật quan trọng là những người chồng đáng ghét.

Rất hiếm tìm được chân dung những người đàn ông, người chồng, người cha, sếp nam được miêu tả tốt đẹp trên phim như nhân vật ông Sơn trong Về nhà đi con, Minh và Sơn trong Tình yêu tham vọng, thầy giáo  Duy trong Đừng bắt em phải quên, Tiến trong Lửa ấm.

Thầy giáo Duy trong Đừng bắt em phải quên là hình tượng nhân vật nam hiếm hoi trên phim truyền hình chiếm thei65n cảm người xem bởi sự lịch lãm, chung tình
Thầy giáo Duy trong Đừng bắt em phải quên là hình tượng nhân vật nam hiếm hoi trên phim truyền hình làm người xem có thiện cảm vì lịch lãm, chung tình

Phim ảnh phản ánh đời thực, thực tế thì nhiều đàn ông Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung vẫn còn thua kém đàn ông phương Tây về khoản hành xử lịch lãm, nên hiện tượng đàn ông bị bêu xấu trong phim Việt cũng không có gì khó hiểu.  Nhưng khi việc xây dựng hình ảnh đàn ông xấu bị lạm dụng sẽ dẫn đến bội thực cho người xem.

Hương Nhu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI