PNO - Khoảng 7 năm qua, Bệnh viện An Bình (TPHCM) duy trì lớp vẽ với những "họa sĩ" đặc biệt - người bị đột quỵ não, rối loạn ngôn ngữ...
![]() |
Vào sáng thứ Sáu hàng tuần, Khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện An Bình TPHCM lại trở nên sôi động, đầy màu sắc với lớp vẽ tranh dành cho người bị đột quỵ não, rối loạn ngôn ngữ hay các chấn thương gây hạn chế vận động. |
![]() |
Tiến sĩ Lê Khánh Điền - Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình cho biết, đa số người tham gia lớp vẽ tranh là bệnh nhân bị đột quỵ. Sau khi bị đột quỵ não, người bệnh đối mặt với nhiều di chứng như đi đứng khó khăn, tay phải không cử động được, nuốt khó, khó nói... Đây là cú sốc lớn của người bệnh và gia đình họ. |
![]() |
Trong một lần đi tu nghiệp tại nước ngoài, tiến sĩ Điền thấy ngoài điều trị âm ngữ trị liệu, nhiều bệnh viện tại Úc, Mỹ... dùng hội họa để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ít nhất, bệnh nhân không cảm thấy mình ''sống thừa". Trong ảnh: chú L.C.N. (áo xanh, ở Vũng Tàu) tham gia lớp vẽ tranh tại Bệnh viện An Bình. |
![]() |
Sau cơn tai biến mạch máu não, cánh tay phải của chú N. không hoạt động được, đi đứng khó khăn, nhưng bằng tình yêu với hội họa, 6 năm qua, ngày ngày chú N. vẫn bắt xe từ Vũng Tàu đến Bệnh viện An Bình để hòa mình vào các bức tranh đầy màu sắc. |
![]() |
Ngoài kỹ thuật viên, bác sĩ vật lý trị liệu, các bạn sinh viên Trường đại học Kiến trúc TPHCM, Đại học Sài Gòn cũng đến khoa để hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản trong hội họa cho người bệnh. |
![]() |
Đến nay, chú N. có rất nhiều tác phẩm được vẽ bằng tay trái, điều mà trước đây chú không nghĩ mình làm được. Đặt cây cọ vẽ xuống, chú N. cố gắng nói từng tiếng một: "Tôi không biết vẽ, cho tới khi bị bệnh, buồn quá không biết làm gì, nghe bác sĩ bảo vẽ thì vẽ thôi. Mà vẽ lại vui, tôi gặp được nhiều người như mình, nên cũng đỡ mặc cảm, tự ti rồi". |
![]() |
Đa số tranh của chú N. đều có gam màu sáng, bởi chú muốn mang niềm vui đến cho mọi người. |
![]() |
Chú N. cũng tặng rất nhiều tranh cho Khoa Phục hồi chức năng, trong đó có bức vẽ về gia đình mình. Chú chia sẻ: "Hiện tại tôi ở với vợ, còn con trai đã có gia đình riêng, cuộc sống ổn định. Tôi không ngờ các bác sĩ treo tranh của tôi ở nơi trang trọng thế này. Tôi vẽ được nên cũng hy vọng mọi người đừng nản lòng, hãy tập luyện bởi tập vật lý trị liệu giúp ích rất nhiều trong hồi phục sau tai biến". |
![]() |
Chú D. (50 tuổi, ở quận 5, TPHCM) cũng đã có thể nói được và vui vẻ hơn sau lần đột quỵ não nhiều năm về trước. Chú D. khoe bức tranh mình vừa mới vẽ xong. |
![]() |
Ngắm nhìn thành quả, bệnh nhân có thêm sức mạnh để tìm lại cuộc sống vui vẻ như trước đây. |
![]() |
Ngoài bệnh nhân đột quỵ, người bị chấn thương sọ não, sa sút trí tuệ... cũng được tham gia lớp vẽ. Tại đây, mọi người cùng nhau trao đổi, chia sẻ không chỉ về tranh vẽ mà còn về cách thức tập luyện để nhanh hồi phục hơn. |
![]() |
Theo tiến sĩ Điền, sau một thời gian làm quen với hội họa nhiều người bệnh đã mở lòng, nói được trở lại, chấp nhận giao tiếp chứ không còn thu người như trước đây. |
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Các bệnh viện ở TP Cần Thơ không chỉ khám, điều trị bệnh cho người dân địa phương, mà còn cho bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 27/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo về thói quen tưởng chừng “vô hại” của nhiều người trẻ, có thể dẫn tới hậu quả nặng nề.
Nghiên cứu mới cho thấy tiêu thụ nhiều trà, quả mọng, sô cô la đen và táo có thể giảm nguy cơ mắc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Đau khớp ở những người độ tuổi trung và cao niên ngày càng phổ biến. Nhiều người bệnh ít đi khám mà tự ý dùng thuốc khiến bệnh càng trầm trọng.
Vừa đáp sân bay Tân Sơn Nhất, các cầu thủ Manchester Reds đã đến thăm bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.
Phát hiện anh T. bị thủng tạng đang nhiễm trùng, bác sĩ tại bệnh xá đã hội chẩn với Bệnh viện Quân y 175, đưa người bệnh vào đất liền.
Ngày 26/6, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết, vừa phối hợp với Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ cứu sống sản phụ trong tình trạng nguy kịch
Rạng sáng ngày 23/6, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) cấp cứu một trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nặng sau khi ăn con so biển.
Sản phụ rơi vào tình trạng suy thai cấp do bị bong rau non, buộc các bác sĩ phải phẫu thuật lấy thai khẩn cấp để giành giật sự sống.
Gan của người hiến được ê-kíp bác sĩ chạy đua cùng thời gian để đưa về bệnh viện lúc 2g sáng, và ghép ngay cho một quân nhân bị ung thư
Bị nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”, nam bệnh nhân người Campuchia bị suy hô hấp, rối loạn đông máu, tỉ lệ tử vong cao.
TPHCM ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, vượt mốc 500 ca.
Sáng 25/6, Quỹ Khởi Sự Từ Tâm phối hợp cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em năm 2025.
Lần đầu tiên sau 35 năm, người phụ nữ bị hở hàm ếch có thể cắn, nhai, cảm nhận trọn vẹn hương vị của bánh mì, điều mà chị hằng mong ước.
Mắc bệnh tim nặng, cường giáp nhưng không điều trị liên tục, mang thai lần thứ 5 lại không khám thai định kỳ, chị H. rơi vào suy hô hấp, nguy kịch.
Nghiên cứu mới cho thấy việc uống 1-2 tách cà phê đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân, bao gồm bệnh tim mạch.
Thay vì đi gặp bác sĩ, nhiều người trẻ lại vào các hội nhóm “bác sĩ” tự phát trên mạng tìm hiểu, tự mua thuốc uống… dẫn đến hậu quả suy thận.
Ngay sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể đi lại ngay, thay vì phải trải qua hơn 1 năm đeo khung, đeo nạng.