Người dân Huế hóa trang tham gia lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu

04/04/2022 - 14:51

PNO - Sáng 4/4, tại TP. Huế, trong trang phục đặc sắc, người dân theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu tham gia lễ cung nghinh Thánh Mẫu ở thánh đường lên điện Huệ Nam.

 

Mở đầu lễ hội điện Huệ Nam từ sáng sớm hàng nghìn người dân theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu khắp cả nước đã tập trung về Thánh đường ở địa chỉ 352 đường Chi Lăng, TP. Huế tham dự lễ cung nghinh mẫu.
Mở đầu lễ hội điện Huệ Nam, từ sáng sớm, hàng nghìn người dân theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu khắp cả nước đã tập trung về thánh đường ở địa chỉ 352 đường Chi Lăng, TP. Huế tham dự lễ cung nghinh mẫu.
Đât cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm  lễ hội điện Huệ Nam lê rước điện Huệ Nam được tiến hành nghi lễ rrước theo đường bộ và cả đường sông
Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm lễ hội điện Huệ Nam tổ chức nghi lễ rước theo đường bộ và cả đường sông.
Cung nghinh Thánh mẫu ở Thánh đường số 352 Chi Lăng rồi theo hướng đường Trần Hưng Đạo đến bến Phu Vân Lâu để lên thuyền rồng lên điện Hòn Chén
Cung nghinh Thánh Mẫu ở thánh đường số 352 Chi Lăng sau đó đoàn rước theo hướng đường Trần Hưng Đạo đến bến Văn Lâu để lên thuyền rồng dọc sông Hương.
Các tín đồ hóa thân thành các thánh bà, tiên cô theo đoàn rước đi theo tuyến đường Chi Lăng, Trần Hưng Đạo
Các tín đồ hóa thân thành các thánh bà, tiên cô theo đoàn rước đi theo tuyến đường Chi Lăng, Trần Hưng Đạo.
Rồi sau đó đi về hướng chợ Đông Ba
Sau đó đoàn rước đi về hướng chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền.
Lễ hội quan trọng nhất của tín ngưỡng này là lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch (xuân thu nhị kỳ). Đó cũng là đại hội hầu bóng lớn nhất trong năm ở Huế.
Lễ hội quan trọng nhất của tín ngưỡng này là lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch (xuân thu nhị kỳ). Đó cũng là đại hội hầu bóng lớn nhất trong năm ở Huế.
Đi đầu đoàn rước là thuyền đơn của giám sát Thượng Ngàn để mở đường, tiếp sau là bằng rước Mẫu Thượng Ngàn và rước Quan Thánh để dẹp đường cho bằng của Thánh Mẫu và Hội đồng (Công đồng) đi
Đi đầu đoàn rước là Quan Thánh để dẹp đường cho bằng của Thánh Mẫu và Hội đồng (Công đồng) đi.
Theo sau bằng Thánh Mẫu là bằng của Mẫu thuỷ Cung và các vị thần đi phò Thiên Ya Na. Trên đường từ Huế tới điện Hòn Chén
Theo sau bằng Thánh Mẫu là đoàn Mẫu Thủy Cung và các vị thần đi phò Thiên Ya Na. Đoàn rước đi từ đường Trần Hưng Đạo đến bến Văn Lâu trước lúc lên Ngự thuyền chạy dọc sông Hương đến điện Huệ Nam (Hòn Chén).
Trong đoàn người rước Thánh Mẫu tại Tổng hội, ngoài những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo ở Huế còn có rất nhiều du khách ngoại tỉnh.
Trong đoàn người rước Thánh Mẫu tại Tổng hội, ngoài những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo ở Huế còn có rất nhiều du khách ngoại tỉnh cùng về Huế tham dự lễ cung thỉnh Thánh Mẫu.
Đẹp nhất vẫn là đám rước Thánh Mẫu được cử hành trên những chiếc 'bằng'. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu
Đẹp nhất vẫn là đám rước Thánh Mẫu được cử hành trên những chiếc "bằng". Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu.
liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu
Liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị Thượng Ngàn và Thủy Cung Thánh Mẫu.
Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.
Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.
Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt
Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà, hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ biển cùng tàn, lọng, gối, quạt.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống.
Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm. Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu
Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ, không khí trang nghiêm. Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đi cho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu.
Cũng như nhiều tôn giáo tín ngưỡng khác, tín ngưỡng tôn giáo thờ Mẫu ở Điện Hòn Chén góp phần hướng con người sống lương thiện, phân biệt rõ cái thiện và cái ác, biết yêu thương con người và giúp đỡ những người nghèo khổ
Cũng như nhiều tôn giáo tín ngưỡng khác, tín ngưỡng tôn giáo thờ Mẫu ở điện Hòn Chén góp phần hướng con người sống lương thiện, phân biệt rõ cái thiện và cái ác, biết yêu thương con người và giúp đỡ những người nghèo khổ.
Lễ hội truyền thống này đã đưa mọi người đến gần nhau hơn, góp phần làm cho văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội truyền thống này đã đưa mọi người đến gần nhau hơn.

Thuận Hóa 

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=