Nghề trồng rau nhút lắm gian nan giữa Sài Gòn

17/01/2021 - 08:56

PNO - Nông dân ở xóm rau nhút vùng ven Sài Gòn phải phơi nắng, ngâm nước hơn chục tiếng đồng hồ mỗi ngày để hái được những đọt rau non, xanh mướt.

 

Xóm rau nhút ở phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM, được hình thành theo kiểu truyền nghề trong họ hàng, người quen, người trước chỉ người sau. Đa số người trồng rau nhút có quê ở các tỉnh miền Bắc và miền Tây. Theo người dân ở đây, người đến từ An Giang rất giỏi nghề trồng rau nhút. - Ảnh: Lâm Ngọc
Xóm rau nhút ở phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM, được hình thành theo kiểu truyền nghề trong họ hàng, người quen, người trước chỉ người sau. Đa số người trồng rau nhút có quê ở các tỉnh miền Bắc và miền Tây. Theo người dân ở đây, người đến từ An Giang rất giỏi nghề trồng rau nhút. - Ảnh: Lâm Ngọc
Một ngày làm việc của người nông dân trồng rau nhút có thể bắt đầu từ 3g sáng đến 7g đêm, tùy theo đơn đặt hàng của thương lái. Những hôm rau đắt hàng, nhiều người phải thức thâu đêm, soi đèn hái rau. - Ảnh: Lâm Ngọc
Một ngày làm việc của người nông dân trồng rau nhút có thể bắt đầu từ 3g sáng đến 7g đêm, tùy theo đơn đặt hàng của thương lái. Những hôm rau đắt hàng, nhiều người phải thức thâu đêm, soi đèn hái rau. - Ảnh: Lâm Ngọc
Chị Nguyễn Thị Hoa (38 tuổi) quê ở Bắc Giang. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị vào quận 12, TPHCM lập nghiệp với nghề trồng rau nhút. Chị được họ hàng chỉ dẫn, truyền kinh nghiệm trồng rau nhút. Mỗi ngày, chị đứng trên bờ bó rau, còn chồng của chị xuống nước hái rau. Chị kể, việc trầm mình dưới nước rất cực khổ nên chồng không cho chị làm. Thế nhưng, đứng bó rau trên bờ cả ngày cũng khiến lưng chị Hoa ê ẩm, đau nhức. - Ảnh: Lâm Ngọc
Chị Nguyễn Thị Hoa (38 tuổi) quê ở Bắc Giang. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị vào quận 12, TPHCM lập nghiệp với nghề trồng rau nhút. Chị được họ hàng chỉ dẫn, truyền kinh nghiệm trồng rau. Mỗi ngày, chị đứng trên bờ bó rau, còn chồng của chị xuống nước hái rau. Chị kể, việc trầm mình dưới nước rất cực khổ nên chồng không cho chị làm. Thế nhưng, đứng bó rau trên bờ cả ngày cũng khiến lưng chị Hoa ê ẩm, đau nhức. - Ảnh: Lâm Ngọc
Rau nhút bán tại ruộng theo bó, một bó khoảng 40 cọng bán với giá khoảng 40.000 đồng. Tuy nhiên, giá rau còn biến động theo thị trường, mùa vụ. - Ảnh: Lâm Ngọc
Rau nhút bán tại ruộng theo bó, một bó khoảng 40 cọng bán với giá khoảng 40.000 đồng. Tuy nhiên, giá rau còn biến động theo thị trường, mùa vụ. - Ảnh: Lâm Ngọc
Để hái được rau nhút tươi ngon, người trồng phải ngâm nước cả ngày, nhiều lúc rộp hết da tay chân. Qua nhiều năm kinh nghiệm, người nông dân trồng rau nhút tự trang bị thêm quần áo lội nước bằng nhựa, đeo thêm mắt kính chống nắng. - Ảnh: Lâm Ngọc
Để hái được rau nhút tươi ngon, người trồng phải ngâm nước cả ngày, nhiều lúc rộp hết da tay chân. Qua nhiều năm kinh nghiệm, người nông dân trồng rau nhút tự trang bị thêm quần áo lội nước bằng nhựa, đeo thêm mắt kính chống nắng. - Ảnh: Lâm Ngọc
: Anh Tuấn, 30 tuổi, quê ở tỉnh An Giang, làm nghề trồng rau nhút cũng hơn chục năm. Anh rất chịu khó, vừa trồng vừa đi cắt rau thuê cho người khác. - Ảnh: Lâm Ngọc
Anh Tuấn, 30 tuổi, quê ở tỉnh An Giang, làm nghề trồng rau nhút cũng hơn chục năm. Anh rất chịu khó, vừa trồng vừa đi cắt rau thuê cho người khác. - Ảnh: Lâm Ngọc
Cắt rau cũng phải có kỹ thuật, nếu không biết cắt, cây rau sẽ hư không phát triển thậm chí thối, chết cây. Mỗi luống rau, anh Tuấn mất khoảng 20 phút để cắt. Bà Ngọc thuê anh Tuấn cắt rau với giá 40.000 đồng/luống. - Ảnh: Lâm Ngọc
Cắt rau cũng phải có kỹ thuật, nếu không biết cắt, cây rau sẽ hư không phát triển thậm chí thối, chết cây. Mỗi luống rau, anh Tuấn mất khoảng 20 phút để cắt. Chủ ruộng thuê anh Tuấn cắt rau với giá 40.000 đồng/luống. - Ảnh: Lâm Ngọc
Bà Lê Thị Ngọc có 21 năm làm nghề trồng rau nhút. Lúc còn trẻ khỏe, bà và chồng tự làm tất cả công đoạn trồng, cắt, bó, chở rau đi bán. Bây giờ, cả hai đều lớn tuổi nên thường phải thuê người làm. Các con của bà Ngọc đều làm công nhân, không theo nghề trồng rau nhút của cha mẹ. - Ảnh: Lâm Ngọc
Bà Lê Thị Ngọc có 21 năm làm nghề trồng rau nhút. Lúc còn trẻ khỏe, bà và chồng tự làm tất cả công đoạn trồng, cắt, bó, chở rau đi bán. Bây giờ, cả hai đều lớn tuổi nên thường phải thuê người làm. Các con của bà Ngọc đều làm công nhân, không theo nghề trồng rau nhút của cha mẹ. - Ảnh: Lâm Ngọc
Bà Ngọc cho biết, mỗi ngày, bà bán được khoảng từ 100-150 bó rau nhút. Trừ các chi phí, mỗi tháng, bà lãi được trên 6 triệu đồng. Tùy vào thời tiết, rau nhút phát triển nhanh chậm khác nhau nhưng cứ khoảng 10 ngày, nông dân có thể thu hoạch một đợt. - Ảnh: Lâm Ngọc
Bà Ngọc cho biết, mỗi ngày, bà bán được khoảng từ 100-150 bó rau nhút. Trừ các chi phí, mỗi tháng, bà lãi được trên 10 triệu đồng. Tùy vào thời tiết, rau nhút phát triển nhanh chậm khác nhau nhưng cứ khoảng 10 ngày, nông dân có thể thu hoạch một đợt. - Ảnh: Lâm Ngọc
Hầu hết người trồng rau nhút đều phải thuê đất để canh tác. Chi phí bỏ ra nhiều nên tiền lãi mỗi tháng cũng chỉ dao động từ 6-15 triệu đồng.Rau nhút chuyên dùng cho các món lẩu, phục vụ tại các nhà hàng, quán nhậu. Cho nên, trong đợt dịch bệnh Covid – 19 phức tạp, rau ế ẩm, bà con trồng rau rất lo lắng. - Ảnh: Lâm Ngọc
Hầu hết người trồng rau nhút đều phải thuê đất để canh tác. Chi phí bỏ ra nhiều nên tiền lãi mỗi tháng cũng chỉ dao động từ 6-15 triệu đồng. Rau nhút chuyên dùng cho các món lẩu, phục vụ tại các nhà hàng, quán nhậu. Cho nên, trong đợt dịch bệnh Covid – 19 phức tạp, rau ế ẩm, bà con trồng rau rất lo lắng. - Ảnh: Lâm Ngọc
Những bó rau nhút giòn non, xanh nướt được các thương lái đưa đến các nhà hàng, chợ đầu mối ngay khi vừa được hái lên bờ. - Ảnh: Lâm Ngọc
Những bó rau nhút giòn non, xanh mướt được các thương lái đưa đến các nhà hàng, chợ đầu mối ngay khi vừa được hái lên bờ. - Ảnh: Lâm Ngọc

Lâm Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI