Lương cơ sở năm 2018 sẽ tăng trên 7%

23/10/2017 - 16:48

PNO - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, đa số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng mức lương cơ sở trên 7%

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dù Chính phủ ước thực hiện thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 vượt 2,3% so với dự toán song số tăng thu chủ yếu là tăng thu của ngân sách địa phương, còn thu ngân sách trung ương ước khó đạt dự toán. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, ngân sách trung ương có khả năng hụt thu.

Về tình hình thực hiện chi NSNN, Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, Chính phủ đã điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, nhiều khoản chi đã phát huy hiệu quả, trong phạm vi dự toán được Quốc hội quyết định. Nguyên nhân khiến tổng chi NSNN tăng là do sử dụng dự phòng ngân sách và nguồn tăng thu của ngân sách địa phương.

Luong co so nam 2018 se tang tren 7%
Ông Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến đồng ý với phương án tăng lương cơ sở trên 7%

Liên quan tới vấn đề bội chi, năm 2017, ước mức bội chi không cao hơn so với dự toán và cũng là mức bội chi thấp nhất trong vòng 10 năm qua, góp phần giữ nợ công trong giới hạn an toàn cho phép. Tuy nhiên, báo cáo của ông Nguyễn Đức Hải cho thấy, mức bội chi giảm so với thực tế là do giảm phần bội chi của ngân sách địa phương, bội chi ngân sách trung ương vẫn tăng so với dự toán.

Về dự toán chi NSNN 2018, Ủy ban Tài chính ngân sách lưu ý, cần tiết kiệm, giảm mạnh chi NSNN cho đoàn ra, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội. Không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền... Trong đó, đáng chú ý là đối với chi cải cách tiền lương, đa số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng mức lương cơ sở trên 7%.

“Một số ý kiến đề nghị, căn cứ lộ trình tăng mức lương cơ sở khoảng 7% hằng năm từ nay đến năm 2020, có thể cho phép một số địa phương có điều tiết thu về NSTW trên cơ sở cam kết bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình, được sử dụng 50% số dư từ nguồn cải cách tiền lương của địa phương để bổ sung vốn đầu tư phát triển, vì qua giám sát cho thấy, nguồn cải cách tiền lương của một số địa phương còn dư khá lớn, sau khi đã bố trí đủ thực hiện tăng lương theo quy định và một số chính sách, chế độ chi do Trung ương ban hành nhưng không được sử dụng, gây lãng phí”, ông Nguyễn Đức Hải nói.

Tuấn Minh

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu