PNO - Người dân đến viếng lăng, đặc biệt là những người lớn tuổi đều lưu giữ nhiều ký ức về nơi đây.
![]() |
Sáng 17/9/2020 (nhằm 1/8 âm lịch), lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt lần thứ 188 được tổ chức tại di tích lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh, TPHCM). |
![]() |
Từ 7g - 9g, các nghi thức tế lễ được thực hiện trong khuôn viên đền thờ chính. Sau đó, khu vực này mở cửa cho người dân vào chiêm bái. |
![]() |
Các nghi lễ diễn ra với sự tham gia của Ban quản lý lăng và nhiều khách mời, thân hữu. |
![]() |
Từ sớm, nhiều người dân đã có mặt để thắp hương tưởng nhớ Tả quân Lê Văn Duyệt. Họ cũng tranh thủ xin quẻ xăm để cầu bình an, may mắn. |
![]() |
Bà Dung (64 tuổi, ở quận Gò Vấp) cho biết từ thuở nhỏ đã có thói quen đi viếng lăng: “Ngày trước, tôi là học sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. Thuở đó, cứ mỗi kỳ thi, chúng tôi lại kéo nhau sang đây xin xăm, cầu nguyện để thi tốt. Qua nhiều đổi thay, nay đứng tại đây tôi vẫn bồi hồi thấy mình trẻ lại như ngày nào”. |
![]() |
Bà Dung cho biết rất vui mừng khi đoạn đường từ Cầu Bông đến ngã ba Phan Đăng Lưu đã được đổi tên thành Lê Văn Duyệt. Bà cũng mong muốn một ngày nào đó, ngôi trường xưa sẽ trở lại với đúng tên gọi thuở trước. Đến viếng lăng nhân ngày giỗ Tả quân, bà Dung cho biết còn hẹn một hội bạn ngày xưa ở Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. |
![]() |
Bà Quách Kim Nhiều (89 tuổi, ở quận Bình Thạnh) kể rằng mình vẫn giữ thói quen viếng lăng hàng năm để tưởng nhớ công ơn mở cõi của Tả quân Lê Văn Duyệt. “Tôi đi viếng lăng từ ngày còn trẻ cho đến nay vì trọng sự cống hiến của Đức Tả quân dành cho người dân. Quang cảnh xung quanh thay đổi ít nhiều, nhưng bước vào bên trong là cảm nhận rõ sự bình yên. Ngày trước, tôi thường đến đây để cầu khấn nhiều điều, nhưng nay chỉ mong có sức khoẻ để tiếp tục sống với con cháu” - bà nói. |
![]() |
Khung cảnh bình yên trong khuôn viên lăng dẫu bên ngoài là tiếng xe cộ khá ồn ào. |
![]() |
Dấu vết thời gian còn được lưu giữ bằng kiến trúc của lăng |
![]() |
Bà Huệ (60 tuổi, ở quận 3) cũng tranh thủ dậy sớm đi chợ mua hoa quả, trái cây đến cúng giỗ. Bà vẫn giữ thói quen đến đây hàng năm vào ngày 1/8 âm lịch. Vẫn như mọi năm, bà cầu cho gia đình bình an, mạnh khoẻ. Hai vợ chồng bà vui mừng khi nghe tin đoạn đường đã được đặt lại tên trước đây là Lê Văn Duyệt. |
![]() |
Nhiều ban tế lễ của các đình, miếu cũng đến tham gia lễ giỗ của Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt. Trong ảnh là ban tế lễ của Đình Nguyễn Khắc Tuấn (huyện Cần Đước, tỉnh Long An). |
![]() |
Phần lớn người tham dự lễ đều mang khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh. |
![]() |
Múa lân, một trong những nghi thức chào mừng quen thuộc trong văn hoá người Việt cũng được tổ chức ngay từ cổng ra vào của lăng, mặt đường Vũ Tùng. |
![]() |
Các em bé được cha mẹ, ông bà đưa đến lăng để theo dõi múa lân, ông Địa vui nhộn. |
![]() |
Sau các phần nghi thức tế lễ, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội trình diễn vở "Ngũ châu sắc'' phục vụ người dân đến tham dự lễ giỗ. |
![]() |
Vở diễn nói về 5 chị em gồm: Quỳnh Châu (nghệ sĩ Kiều Mi), Hắc Châu (NSƯT Thanh Trang), Thanh Châu (nghệ sĩ Mỹ Kim), Bạch Châu (Anh Thi), Xích Châu (nghệ sĩ Ngọc Giàu) phải trốn lên núi sinh sống vì cha mẹ bị gian thần giết hại. Họ nuôi ý chí để trả thù cho cha mẹ. |
![]() |
Trên đường đi, Bạch Châu gặp và nên duyên với Trương Sa (NSƯT Linh Hiền), Xích Châu kết đôi với Trương Công (NSƯT Hữu Danh). Họ cùng nhau hợp lực để chống lại gian thần. Trong ảnh là nhân vật Xích Châu và Trương Công. |
![]() |
Vở diễn thu hút nhiều khán giả lớn tuổi theo dõi. Với họ, đây là một thói quen khi đi lễ giỗ, lễ cúng đình. |
![]() |
Những động tác biểu diễn chuyên nghiệp của NSƯT Hữu Danh khiến khán giả thích thú. |
![]() |
NSƯT Linh Hiền trong phân cảnh Trương Sa gặp gỡ Bạch Châu |
Trích đoạn Trương Sa gặp gỡ Bạch Châu:
|
![]() |
Do dịch bệnh nên năm nay, các nghệ sĩ ít có dịp biểu diễn. Vì thế, họ vui mừng khi được trở lại sân khấu, gặp gỡ khán giả. |
![]() |
Nghệ sĩ Ngọc Giàu chuẩn bị phục trang trước khi lên sân khấu. |
![]() |
Một khán giả xin chụp hình nghệ sĩ Mỹ Kim trong hình tượng nhân vật Thanh Châu. |
![]() |
Nghệ sĩ Thanh Bình tự hóa trang, thu hút sự chú ý của khán giả ở hậu trường. Nhiều người tỏ ra thích thú với công đoạn vẽ mặt nạ tuồng khá cầu kỳ này. |
Tin, ảnh: Trung Sơn
Chia sẻ bài viết: |
Chiều 9/5, Chương trình gặp gỡ nhạc sĩ và ca sĩ của ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đã diễn ra tại TPHCM.
TPHCM là điểm đến có lượng khách đông nhất trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay bởi loạt sự kiện kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Nhà xuất bản Trẻ sẽ tổ chức giao lưu, ra mắt sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vào ngày 11/5 tại Đường sách TPHCM.
Rất nhiều tăng ni, phật tử đã đến để thưởng lãm, chiêm nghiệm về một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ của văn hóa Phật giáo trong văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, các bảo tàng cũng có nhiều hoạt động trưng bày thú vị để phục vụ công chúng trong khoảng thời gian này.
Trăn trở tuồng cổ ở các làng quê bị mai một, bà Thâm dành trọn tâm huyết, mày mò may phục trang biểu diễn tuồng miễn phí suốt hàng chục năm qua.
Không chỉ ca sĩ trong nước, đêm nhạc mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 còn có sự tham gia của đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia.
Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2025 bàn về sự đóng góp của Phật giáo trong thúc đẩy hòa bình thế giới.
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, chương trình “Trò chuyện cùng thời gian” số tháng Năm lấy chủ đề “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế”.
Sau "Đèn âm hồn", đạo diễn Hoàng Nam thực hiện dự án "Em bé Mỹ Lai".
"Bông sen vàng" là tác phẩm của cố nhà văn Sơn Tùng, vừa được tái bản nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Từ khi đạo Phật được du nhập, truyền bá và phát triển ở Việt Nam, tư tưởng Phật giáo luôn được gắn liền với các tác phẩm văn học,
Tối ngày 6/5, sự kiện giao lưu chủ đề "Văn chương di dân: Khám phá những lịch sử ẩn giấu” sẽ được diễn ra vào lúc 19g, tại Deutsches Haus (quận 1).
BTC thông tin một số điểm cần lưu ý khi đến chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự.
Triển lãm Văn hóa Phật giáo “Nơi nghệ thuật và tâm linh hội tụ” trưng bày nhiều cổ vật, báu vật Phật giáo.
Đại Phật kỳ này được may bằng vải siêu bền đặc biệt theo truyền thống quốc tế, có 5 màu xanh – vàng - đỏ - trắng - cam.
"Hơi thở cùa gia vị trong gian bếp Việt" là cuốn sách dạy nấu ăn của chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, vừa được phát hành.
“Hãy nổi trống đồng, cho con cháu ngàn sau tiếp nối hồn thiêng giống nòi bất khuất...