Khi sách giáo khoa đắt không xắt ra miếng

27/05/2022 - 15:18

PNO - Việc sách giáo khoa có giá bán trên “mây” với các lý do giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng hay phải chi rất nhiều tiền cho các khâu từ biên soạn, thẩm định, khổ giấy… không thể thuyết phục được các bậc phụ huynh.

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”. Xưa nỗi buồn này chỉ có ở những học sinh đa cảm còn nay cha mẹ mỗi lúc hè về đến khi hè qua lòng không chỉ buồn mà còn lo. Nỗi buồn lo khi phải chạy vạy tiền học phí, tiền đồng phục, tiền mua sách giáo khoa.

Năm nay, mới sắp vào hè mà cha mẹ học sinh đã rầu khi nghe tin giá sách giáo khoa cao hơn so với mọi năm. Phát biểu trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Nếu so bộ sách cũ thì giá thành dao động từ 50.000 - 100.000 đồng, còn bộ sách mới dao động từ 200.000 - 300.000 đồng, tùy từng loại sách”.

Đã từng có một thời học sinh không phải mua sách giáo khoa. Khi đầy đủ thì mỗi học sinh một bộ. Nếu thiếu thì vài người một quyển. Nói chung thầy cô dạy không cần sách cũng có thể ghi bài (thật ra phần lớn là thầy cô đọc cho chép) mà học. Sách mượn ở thư viện trường. Cuối năm phải trả lại nếu làm hư hỏng mất mát phải đền tiền. Sau này con tôi đi học năm nào cũng phải mua một bộ sách. Tôi nhớ có lần con làm mất quyển sách học vẽ, vợ chồng tôi lùng khắp tỉnh không mua được. May sao anh đồng nghiệp ở tỉnh khác có vợ làm ở nơi phát hành sách giáo khoa của tỉnh mua giúp. 

Thật ra, đã cho con đi học thì tốn kém bao nhiêu cũng phải chịu, huống hồ bộ sách giáo khoa vài trăm ngàn cho cả năm học. Nhưng nhiều năm dư luận bức xúc vì chuyện nghi ngờ lợi dụng việc biên soạn, in ấn, phát hành để “làm ăn”.

Việc sách giáo khoa có giá bán trên “mây” với các lý do giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng hay phải chi rất nhiều tiền cho các khâu từ biên soạn, thẩm định, khổ giấy… không thể thuyết phục được các bậc phụ huynh. Bởi nó đắt nhưng không xắt ra miếng. 

Ngày xưa bất cứ quốc gia hưng thịnh nào cũng phải nhờ vào những bậc hiền tài được xem là nguyên khí của quốc gia. Để có được những hiền tài đó, không gì khác hơn là phải chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo. Những người chịu trách nhiệm trước vua ngày xưa, trước dân chúng ngày nay phải chăm lo sao có nhiều thầy giỏi, trò ngoan, nhiều trường, nhiều lớp để nhiều người có thể tiếp cận nền giáo dục. Từ đó mới có thể có nhiều hiền tài.

Nhưng việc sách giáo khoa tăng giá không vì chất lượng nội dung mà vì khổ to, giấy đẹp thì chẳng khác nào đang làm mai một hiền tài, triệt tiêu nguyên khí quốc gia.

Nguyễn Huỳnh Đạt

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • Trần Thanh Minh 27-05-2022 23:32:20

    Tôi già rồi (69 tuổi) từng là doanh nhân, cho phép tôi được nhìn ở góc độ của doanh nhân. Nếu sách giáo khoa mà in với giấy đẹp, màu đẹp (nhất ở thị trường hiện nay) không quá hai mươi nghìn đồng cho một trăm trang (chưa bao gồm công biên soạn). Vậy tại sao bộ giáo dục không có bộ mẫu và cho phép các nhà in, in đúng mẫu và bán tự do. Tôi xin đặt câu hỏi liệu đây có phải Việt Á của ngành giáo dục chăng?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Sao còn đòi giấy xác nhận chuyển đổi CMND sang CCCD?

    Sao còn đòi giấy xác nhận chuyển đổi CMND sang CCCD?

    03-04-2024 18:46

    Việc chuyển đổi số chưa hiệu quả khi người ta không biết (hoặc cố tình không muốn) vận dụng công nghệ vào công cuộc cải cách hành chính.

  • Tự hào dân tộc

    Tự hào dân tộc

    31-03-2024 07:26

    Chỉ khi lạc lõng, bơ vơ nơi xứ người, mấy tiếng "tự hào dân tộc" mới trỗi dậy, nhắc tôi thêm mạnh mẽ, vững vàng mà không thấy mặc cảm, tự ti.