PNO - Nhiều người dân TP. Vinh, Nghệ An không khỏi bùi ngùi khi biết rồi đây làng chài Hòa Lam chỉ còn trong ký ức...
Xóm Hòa Lam thuộc xã Hưng Hòa, TP. Vinh nằm biệt lập ngoài đê sông Lam như một ốc đảo. Xóm có hơn 50 hộ chủ yếu sống nhờ nghề sông nước. Theo những người cao tuổi thì làng có từ thập niên 40 của thế kỷ trước bên bờ sông Lam. Sau nhiều lần dịch chuyển vì lũ lụt thì mới ổn định tại đây từ năm 1978.
![]() |
Thu nhập chính của Hòa Lam dựa vào nghề đóng đáy (dựng cọc cố định lưới sát đáy sông vào những lúc con nước lên hoặc xuống chờ khi nước lặng thì kéo lưới lên và bắt cá tôm). Nghề đáy phụ thuộc con nước và cá tôm thì theo mùa nên thu nhập không ổn định. Phần lớn thanh niên đến tuổi trưởng thành trong làng giờ đều đi làm ăn xa, chỉ vài người là theo nghề cha ông, nên làng giờ chủ yếu là người già và trẻ nhỏ.
Sông Lam hiền hòa làm vậy nhưng cũng có lúc nổi sóng khi lũ về. Mỗi khi như vậy người dân lại dắt díu nhau chuyển đến chỗ cao trong làng để chờ nước rút.
![]() |
Trẻ em làng Hòa Lam |
![]() |
Một tin vui với những người dân làng Hòa Lam là sau nhiều lần "lỡ hẹn" thì khu tái định cư tại xóm Thuận Hòa đã khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm nay.
Trước đó, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa, TP. Vinh, Nghệ An đã được phê duyệt tại Quyết định số 5476 ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư hơn 36 tỷ đồng, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư di chuyển khẩn cấp 58 hộ dân vùng thiên tai xã Hưng Hòa lên nơi ở mới. Dự án do Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư.
![]() |
Khu tái định cư tại xóm Thuận Hòa |
![]() |
Ông Diệp - người gắn bó với nghề sông nước nhiều năm |
Ông Diệp, 63 tuổi, người ở làng Hòa Lam cho hay: “Vậy là không còn cảnh dắt díu nhau đi tránh mỗi khi lũ về”.
Trong ánh mắt ông có niềm vui, cũng có sự nuối tiếc, với người đã gắn bó với nghề sông nước nhiều năm như ông, đã từng trải qua những cơn lũ lớn và đối diện với những cơn sóng đánh qua đầu. Nhưng với ông, tương lai của làng chài và những thế hệ con cháu thì việc sắp được tái định cư trong xóm là một niềm vui lớn.
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều người dân TP. Vinh không khỏi bùi ngùi khi biết rồi đây làng chài Hòa Lam chỉ còn trong ký ức...
Nguyễn Hoàng Tuấn
Chia sẻ bài viết: |
Áp lực với người giỏi tính toán là một, thì với kẻ mộng mơ là gấp mười, gấp trăm lần. Nhưng có hề chi với những kẻ quen sống trong mơ màng.
12 chuyến bay trong năm 2022 đưa tôi đến 6 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tôi đi để thấy lòng mình dâng lên niềm tự hào về Việt Nam yêu thương.
Hàng ngàn du khách đã đến trải nghiệm tết xưa ở hoàng cung triều Nguyễn với nhiều hoạt động phong phú...
Thay vì đông đúc như mọi năm, năm nay đường phố tại Hà Nội. TPHCM trở nên lặng lẽ, yên bình trong ngày Mùng 1 tết.
Hàng trăm người dân xếp hàng dài chờ gõ chuông cầu may mắn tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3 (TPHCM) và chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Đêm 30, chuyến tàu SE1 đưa 95 hành khách trở về bên gia đình để đón tết.
Chiều 30 tết, nhiều người dân TPHCM đến chợ hoa "gom" những chậu kiểng giảm giá về chưng.
Đường hoa Đồng Tháp xuân Quý Mão được thiết kế với các vật liệu thân thiện môi trường, đặc biệt nhất là linh vật mèo được tạo hình với lá sen khô.
Nghề chở thuê cây cảnh chưng tết giúp người lao động nghèo kiếm thêm thu nhập để trang trải cho những ngày chuẩn bị đón năm mới.
Làng trầu Vị Thủy là nơi hiếm hoi còn giữ được nghề trồng trầu truyền thống, với những nét văn hóa, nét đẹp bình dị của vùng nông thôn.
Ở TPHCM, có những căn nhà hàng trăm tuổi không chỉ mang bản sắc kiến trúc cổ, mà còn lưu lại dấu ấn về lịch sử, văn hóa.
Cây mai cổ thụ 50 năm tuổi được rao bán với giá 4 tỉ đồng tại chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng, quận 7.
Để tránh cái lạnh “cắt da thịt”, những người bán hoa tết phải dựng lều trú mưa, đốt lửa, thậm chí mặc thêm lớp áo mưa tránh gió lạnh.
Những ngày cuối năm, nhiều người dân TPHCM đến đường Hải Thượng Lãn Ông để mua sắm đồ trang trí tết.
Chỉ trong chưa đầy 1 tháng, phố Hàng Mã đã liên tục “thay áo mới” từ không khí Noel tới năm mới và giờ đang phong phú mặt hàng đón tết.
Phường Kim Long, TP Huế đã bố trí 6 khung để đặt ông Táo trên các tuyến đường sau khi cúng, góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn.
Trưa 23 tháng Chạp, nhiều phương tiện lên trời của ông Táo bị mắc cạn giữa rác, tro không thể bơi sau khi được thả.
Chợ "nhà giàu" tấp nập khách ngày ông Công, ông Táo