Đủ cảnh mưu sinh trong đại dịch ở Sài Gòn

18/04/2020 - 11:50

PNO - Có người tỏ ra e dè, né tránh ống kính máy ảnh. Bất đắc dĩ họ phải ra đường kiếm sống trong những ngày chống dịch căng thẳng.

Người đàn ông bán rau củ quả dạo vội rẽ vào con hẻm nhỏ như muốn né tránh ống kính máy ảnh, khi thấy chúng tôi tác nghiệp ở khu vực gần ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Điện Biên Phủ (quận 3, TPHCM).

Đó là một buổi sáng giữa tháng 4/2020, đợt “cách ly xã hội” đầu tiên để chống dịch COVID-19 gần kết thúc và dòng người đổ ra đường bất ngờ tăng lên. Lúc này, ở khu vực trung tâm thành phố, những người bán hàng rong, rau củ quả dạo cũng xuất hiện nhiều hơn.

Khi dợt
Khi đợt "cách ly xã hội" đầu tiên gần kết thúc, người mưu sinh trên đường phố ở khu vực trung tâm TPHCM cũng xuất hiện đông hơn - Ảnh: Trung Thanh

“Cực chẳng đã mới đi làm vào những ngày này mấy chú ơi! Ai cũng biết để chống dịch hiệu quả thì ai ở nhà nấy, hạn chế ra đường. Nhưng cả gia đình tôi sống dựa vào cái xe bán rau quả này, ở nhà chỉ vài ba bữa là đói ngay”, một người bán rau quả dạo ở khu vực đường Hai Bà Trưng (quận 3) bộc bạch.

Vào những ngày đầu tháng Tư, khi TPHCM bước vào đợt chống dịch căng thẳng, trên những con phố vắng vẻ, chúng tôi vẫn bắt gặp nhiều người bán hàng rong, thường là những người bán thức ăn sẵn như bánh mì, bánh giò. Cũng có người “chớp thời cơ” cung cấp tận nhà các mặt hàng thực phẩm như thịt cá, nước mắm, nước tương…

Một người bán các mặt hàng thiết yếu, cung cấp đến từng nhà. Ảnh: Hồ Bá Lộc
Một phụ nữ bán các mặt hàng thiết yếu, cung cấp đến từng nhà nhưng vẫn rất ít người mua - Ảnh: Hồ Bá Lộc

Dù vậy, việc mua bán khá ế ẩm, có người rong ruổi cả ngày cũng chỉ kiếm được vài ba chục ngàn. “Nếu trước đây, mỗi ngày được mười thì giờ chỉ còn được ba hoặc bốn”, một người bán bánh chuối chiên gần công viên Lê Văn Tám (quận 1) chia sẻ.

 

Trên đường phố vắng người, tiếng rao của những người bán bánh mì dạo càng thêm nao lòng. Ảnh: Hồ Bá Lộc.
Trên đường phố vắng hoe vì dịch COVID-19, tiếng rao của những người bán bánh mì dạo càng thêm nao lòng - Ảnh: Hồ Bá Lộc.
Hai người phụ nữ làm nghề thu mua ve chai ngồi nghỉ mệt ngay trên lề đường sau một ngày lê bước khắp nơi nhưng không mua được gì nhiều. Ảnh: Hồ Bá Lộc
Hai phụ nữ làm nghề thu mua ve chai ngồi nghỉ mệt bên lề đường sau một ngày lê bước khắp nơi nhưng không mua được nhiều - Ảnh: Hồ Bá Lộc

 

Bên dưới  tấm băng rôi kêu gọi người dân rửa tay thường xuyên để phòng chống dịch COVID-19, ở công viên 30/4 (Quận 1) một người chạy xe ôm nằm vắt chân ngủ giữa trưa vì vắng khách. Ảnh: Trung Thanh.
Bên dưới tấm băng rôn kêu gọi người dân rửa tay thường xuyên để phòng chống dịch COVID-19, tại công viên 30/4 (quận 1), một người chạy xe ôm nằm vắt trên yên xe ngủ vùi giữa trưa vì không có khách - Ảnh: Trung Thanh.

 

Những người làm nghê đánh bắt cá là thong dong nhất trong những nghề mưu sinh trong đại dịch. Có lẽ do ở dưới sông nên không sợ lây nhiễm bệnh. Ảnh chụp ở sông Vàm Thuật (Quận Gò Vấp) vào sáng 16/4. Ảnh: Trung Thanh.
Đánh bắt cá là thong dong nhất trong những nghề mưu sinh mùa đại dịch mà chúng tôi ghi nhận được. Ảnh chụp ở sông Vàm Thuật (Quận Gò Vấp) vào sáng 16/4 - Ảnh: Trung Thanh.

Hiện TPHCM đang bước vào đợt “cách ly xã hội” đợt 2, kéo dài đến hết ngày 22/4. Theo ước đoán của Bí Thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, phải mất ba tháng nữa ngành dịch vụ của thành phố mới có thể trở lại như trước đây.

Hoàng Nhiên

 
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội

    Lễ hội kén rể ngàn năm tuổi ở Hà Nội 

    12-03-2024 06:21

    Lễ hội kén rể được người dân thôn Đường Yên, xã Xuân Nội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội tổ chức nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

  • Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    Nhọc nhằn nghề chà nhám đồ mộc

    10-03-2024 06:16

    Vất vả, thường xuyên tiếp xúc với bụi, hóa chất song nhiều phụ nữ ở xã Quỳnh Hưng vẫn chọn làm thợ chà nhám đồ mộc vì chủ động được thời gian.